DeFi 2.0 là gì? Có những cải tiến gì so với DeFi 1.0

DeFi 2.0 là gì, DeFi 2.0 có khả năng cải thiện được những gì so với DeFi 1.0? Tầm quan trọng của DeFi 2.0 là như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được những cải tiến mà DeFi 2.0 đem lại cho hệ thống tài chính phi tập trung nhé!

DeFi 2.0 là gì?

DeFi 2.0 được sử dụng để đề cập đến một tập hợp các dự án DeFi xây dựng dựa trên các đột phá của DeFi trước đó hay DeFi 1.0. Như vậy, để tìm hiểu được cụ thể DeFi 2.0 đã đem lại những thay đổi như thế nào, chúng ta sẽ phân tích những hạn chế mà DeFi 1.0 đang gặp phải.

DeFi 1.0 và những phát triển ban đầu

1 - 1. DeFi 1.0 là gì

“Mùa hè DeFi” đã bùng nổ hơn 2 năm kể từ 2020 đem lại rất nhiều thành công cho các dựa án DeFi mà điển hình có thể kể đến như AAVE, Uniswap, DAO Maker, … Trong thời kỳ đỉnh cao, TVL của các dự án đã đạt được hơn 250 tỷ đô (2021).

DeFi nói chung là một hình thức tài chính dựa vào Blockchain, không yêu cầu bất cứ trung gian nào để thực hiện các giao dịch. Đồng nghĩa với việc đó, các ngân hàng trung gian, môi giới, sàn giao dịch đều sẽ được loại bỏ. Những dự án tiên phong trong DeFi có thể kể đến như Aava, Compound, Uniswap và MakerDAO. Đây đồng thời cũng là những dự án đã đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của DeFi.

  • Aave and Compound tập trung vào việc xây dựng các tính năng về vay và cho vay một cách phi tập trung, từ đó tạo ra lợi nhuận dựa vào chuỗi các khoản gửi. TVL của Aave và Compound đã đạt mức ATH lần lượt là 19 tỷ và 12 tỷ đô trong năm 2021.
  • MakerDAO hướng đến cung cấp Stablecoin phi tập trung cho các dự án để hướng đến sự tin tưởng giữa các nhà đầu tư, chống lại biến động lớn của tiền điện tử, và phù hợp cho việc giao dịch. Trong thời kỳ đỉnh điểm, TVL của MakerDAO đã đạt mức ATH hơn 19 tỷ đô vào năm 2021.
  • Uniswap cũng sở hữu thế mạnh và nền tảng phát triển riêng khi hướng đến xây dựng sàn giao dịch phi tập trung, tạo điều kiện tốt cho các nhà giao dịch trong việc swap token không cần đến KYC hay AML.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước đầu cho sự phát triển. Và tất nhiên, những dự án này đều vấp phải không ít các khó khăn cũng như hạn chế.

DeFi 1.0 và những hạn chế

2. Hạn chế của DeFi 1.0

  • Scalability – Khả năng mở rộng: Chi phí giao dịch đắt đỏ, tốc độ giao dịch chậm chạp chính là 2 yếu tố cơ bản ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm của người dùng. Hiện tại, TVL của các Dapp trên Ethereum là 65%, chiếm một con số rất lớn. Sự chậm trễ về tốc độ và sự đắt đỏ về chi phí giao dịch là hoàn toàn có thể hiểu được bởi số lượng người dùng trên Ethereum là rất lớn.
  • Liquidity – Thanh khoản: Đây vốn là yếu tố quan trọng và là dòng máu đối với bất cứ thị trường nào. Với DeFi, nhìn chung lượng thanh khoản còn khá thấp và chưa được tận dụng một cách triệt để.
  • Centralization – Sự tập trung: Tuy được xây dựng với tư cách là hệ thống tài chính phi tập trung nhưng đối với nhiều dự án, quyền lực vẫn thuộc về một bộ phận nhỏ như đội developers hoặc các cá mập lớn. Chúng ta có thể lấy Case của Uniswap để làm ví dụ. Dự án này đã từng đề xuất bán một lượng token UNI trị giá 20 triệu đô để hoàn thiện quỹ “DeFi Education Fund” nhằm lobby cho các nhà làm luật. Tuy nhiên, mãi cho đến ngày cuối cộng đồng mới biết đến đề xuất này; đồng thời họ cũng không thể làm được gì do số lượng vote “yes” đã là quá lớn.
  • Security – tính bảo mật: Tính bảo mật đối với các dự án vẫn chưa được đảm bảo và chưa được coi trọng nhiều. Một số người dùng không quản lý hoặc chưa nắm hết được những rủi ro tiềm ẩn của DeFi, dẫn đến việc stake hàng triệu đô la vào các hợp đồng thông minh mà không thực sự biết chúng có an toàn hay không. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể thấy rất nhiều những vụ hack đã liên tiếp xảy ra trên nhiều nền tảng với thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đô la.
  • Oracle Attack: Oracle là một yếu tố rất quan trọng đối với DeFi bởi nó có khả năng cung cấp được các thông tin bên ngoài. Hay nói cách khác, DeFi phụ thuộc rất nhiều vào Oracle để lấy được thông tin. Tuy nhiên, việc không tích hợp Oracle hay tích hợp các bên không uy tín cũng là lý do khiến nhiều dự án chịu thiệt hại từ các vụ tấn công như Flash loan.
  • Capital Efficiency – Hiệu quả sử dụng vốn: Một lượng lớn tài sản hiện vẫn đang được lock trong các giao thức và chưa được tận dụng. Nếu có thể sử dụng được lượng tài sản này, tương lai DeFi sẽ có rất nhiều cơ hội và tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, hầu hết số tài sản đó không được tận dụng. Ví dụ như AMM – cội nguồn thanh khoản của DeFi, hầu hết tài sản được đưa vào đây đều không được tận dụng do thiết kế thanh khoản không được tập trung. Một ví dụ khác có thể kể đến là Aggregator, sau khi gửi tài sản vào đây và nhận lại Agtoken thì người dùng không thể sử dụng token đó để làm việc khác.

Vai trò của DeFi 2.0 là gì?

3. Defi 2.0 là gì

DeFi vẫn luôn là một điều gì đó khó hiểu ngay cả với những người có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư tiền điện tử. Về cơ bản, mục đích của DeFi là loại bỏ đi được các rào cản gia tập, đồng thời giúp những người nắm giữ tiền điện tử có nhiều cơ hội kiếm tiền hơn. Đối với một ngân hàng truyền thống, bạn có thể không nhận được khoản vay, nhưng điều này lại là hoàn toàn có thể đối với DeFi.

Vai trò của DeFi 2.0 là đem lại khả năng dân chủ hóa tài chính với ít rủi ro nhất có thể. Những vấn đề được đề cập tại phần trước là những vấn đề mà DeFi 2.0 đang cố gắng giải quyết. Nếu DeFi 2.0 thành công và làm tốt được việc cải thiện các hạn chế của DeFi 1.0, đây sẽ là một tương lai có lợi với toàn bộ thị trường tiền điện tử.

Ngoài ra, đối với DeFi 1.0, có một lỗ hổng rất lớn đó là không có cá nhân nào chịu trách nhiệm về các vi phạm bảo mật, dẫn đến cơ hội theo dõi kẻ đánh cắp và lấy lại số tiền là gần như không thể. Đây cũng chính là lỗ hổng đã khiến nhiều người phải trả giá hàng triệu đô la. DeFi 2.0 mang trong mình một trọng trách rất lớn trong việc phát triển các cải tiến để loại bỏ được lỗ hổng đó.

Vậy cụ thể, DeFi 2.0 đã giải quyết các vấn đề trên như thế nào?

  • Yield – Tính thanh khoản: Để thu hút người dùng và dòng tiền đổ vào DeFi, DeFi sử dụng một phương pháp đơn giản là đem lại lợi nhuận lớn hơn rất nhiều cho người dùng. Những bãi farm với APY lên đến hàng chục nghìn, những dự án x10 x100, những airdrop khủng đều góp phần onboard người dùng mới nhằm giải quyết được vấn đề thanh khoản, đem lại nguồn thanh khoản lớn hơn cho thị trường.
  • Scaling Solution – Khả năng mở rộng: Thay vì tương tác với mạng lưới Ethereum, người dùng DeFi đã có thể giải quyết được vấn đề về chi phí và tốc độ giao dịch bằng việc sử dụng các nền tảng khác có khả năng mở rộng tốt hơn như BSC, Polygon, Solana, …
  • DAO – tính phi tập trung: Để giải quyết vấn đề về tính tập trung, các dự án DeFi đã đặt mục tiêu Decentralized lên hàng đầu. Các tổ chức tự trị phi tập trung (DAO), nơi bất kỳ ai cũng có quyền biểu quyết cho sự phát triển chung, cũng đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua.
  • Capital Efficiency – Hiệu quả sử dụng vốn: Từ những vấn đề liên quan, các dự án đã bắt đầu phát triển sản phẩm phù hợp. Một số cái tên tuổi thành công đầu tiên như Olympus DAO (OHM) hay Abracadabra (SPELL) đã từng bước khởi động con sóng tiếp theo, con sóng của nhánh Capital Efficiency.

Ưu điểm của DeFi 2.0

Bảo hiểm cho Smart Contract

4. Bảo hiểm cho Smart Contract

Vốn dĩ việc thẩm định hay phân tích rủi ro đối với các giao thức là rất khó khăn, đặc biệt là đối với những người mới, bởi DeFi hoạt động trên cơ sở hạ tầng mã nguồn mở và minh bạch. Dựa vào việc cung cấp bảo hiểm trên Smart Contract cho người dùng, DeFI 2.0 có thể giảm thiểu được sự khó khăn đó cho người dùng.

Trong quá khứ, khi tham gia Staking token LP trong một Yield farming, người dùng sẽ chịu rủi ro đối với lợi nhuận trước đó của mình. Lý do là vì nếu hợp đồng bị xâm phạm, người dùng có thể mất toàn bộ số tiền của mình. Đây cũng là điều mà bất cứ ai yêu thích stake token cũng lo lắng.

Bảo hiểm Smart Contract của DeFi 2.0 có thể đảm bảo một khoản đặt cọc với Yield farming, kèm theo một khoản trả phí cho người dùng. Tất nhiên, đây là một giải pháp có khả năng cải thiện được mức độ rủi ro của vấn đề nói trên nhưng việc hoàn thiện chi tiết của nền tảng bảo hiểm sao cho hoàn hảo không phải là một việc đơn giản. Ngoài ra, mức độ cải thiện rủi ro còn phụ thuộc rất nhiều vào từng loại Smart Contract cụ thể.

Các khoản vay tự trả

1 - 5. Các khoản vay tự trả

Thông thường, khi vay một khoản tiền nhất định, người dùng sẽ phải chịu rủi ro thanh lý và lãi suất rất cao khi hoàn trả. Đây chắc chắn là điều mà không một ai mong muốn. Để giải quyết được vấn đề này, DeFi 2.0 đã cung cấp các khoản vay tự trả nhằm giúp người dùng vượt qua được những rào cản này.

Dựa vào cơ cấu, người dùng có thể sử dụng tiền lãi có được từ tài sản thế chấp đã ký gửi để thanh toán khoản vay theo thời gian. Cho đến khi người dùng có được tổng số tiền cho vay và phí bảo hiểm, họ sẽ nhận lại được tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, các khoản vay tự trả này cũng được phân tích là không đem lại rủi ro cho người dùng. Nếu token tài sản thế chấp giảm giá thì người dùng sẽ cần thời gian tương ứng để khoản vay được trả hết.

Bảo hiểm Impermanent loss

6. Bảo hiểm Impermanent Loss

Tổn thất đối với các nhóm thanh khoản có thể xảy ra nếu tỷ lệ giá của hai token bị khóa có thay đổi. Impermanent Loss là một vấn đề có ảnh hưởng tương đối lớn với những người dùng đầu tư hay tham gia vào các nhóm thanh khoản.

Đề giảm thiểu rủi ro đối với hiện tượng này, một số giao thức đã được DeFI 2.0 giới thiệu và sử dụng. Trong số đó, có thể kể đến giải pháp dùng số tiền thu được từ phí để giúp người dùng chống lại Impermanent Loss, hoặc người dùng cũng có thể mint ra token mới nhằm bù lại những tổn thất bị gây ra bởi sự thay đổi tỷ giá giữa 2 token.

Những chính sách này có thể giúp DeFi trở thành một bến đỗ an toàn hơn cho các nhà đầu tư

Những rủi ro vẫn có của DeFi 2.0

Tất nhiên, DeFi 2.0 có thể cải thiện được rất nhiều những hạn chế của DeFi 1.0 nhưng nó vẫn không phải những giải pháp thực sự hoàn hảo. Hay nói cách khác, một số rủi ro vẫn có thể xuất hiện đối với DeFi 2.0.

Tấn công từ hacker

7. Rủi ro về Hacker

Rất khó để chúng ta xác định được hay hoàn toàn chắc chắn được việc những Smart Contract mình tương tác có bị tấn công bởi hacker hay không. Tính bảo mật và an toàn của hợp đồng thông minh chưa bao giờ được đảm bảo hoàn toàn bởi Smart Contract vẫn có thể có những điểm yếu có khả năng bị tấn công.

Chính bởi vậy, khi anh em muốn tham gia vào các dự án DeFi, việc nghiên cứu và đánh giá dự án là rất quan trọng để đảm bảo anh em tránh được những rủi ro này.

Sự biến động thị trường

DeFi 2.0 đã đưa ra rất nhiều chính sách để giúp người dùng loại bỏ được những rào cản cũng như rủi ro trong việc mất mát tài sản. Tuy nhiên, đó chỉ là những phương pháp, chính sách hỗ trợ người dùng chứ không thể giúp tác động đến giá của một token hay đảm bảo rằng có những token sẽ không bao giờ bốc hơi. Trên thực tế, sự biến động giá trên thị trường crypto là rất khốc liệt và khả năng bay hơi của một số tài sản tiền điện tử là luôn có thể xảy ra. Như bài học của Luna và FTX vẫn luôn còn đó.

Trong trường hợp giá cả biến động một cách quá mạnh, nhà đầu tư chính là đối tượng chịu nhiều hậu quả nhất. Tất nhiên, anh em có thể nghĩ đến việc sử dụng Stablecoin để hạn chế được tình trạng này, nhưng việc biến động giá thị trường ảnh hưởng đến DeFi là viễn cảnh không thể nào tránh khỏi.

Những quy định được thắt chặt

DeFi có thể nhận được nhiều sự quan tâm của các chính phủ và cơ quản quản lý, dẫn đến việc nhiều nền tảng sẽ cần điều chỉnh nguyên tắc và dịch vụ của mình. Điều này có thể đem lại tính bảo mật tốt hơn, giúp người dùng có được nền tảng an toàn hơn; đồng thời nó cũng sẽ thay đổi mức độ hỗ trợ và ảnh hưởng đến tính phân quyền.

Cần chuẩn bị những gì để đón DeFi 2.0?

Sau khi tìm hiểu những cải thiện mà DeFI 2.0 đem lại cho hệ sinh thái Crypto, chắc hẳn anh em cũng cảm nhận được một con sóng khổng lồ sắp tới. Vậy, chúng ta sẽ cần làm gì để có được những kiến thức cần thiết, tận dụng được thời cơ thích hợp?

Chú ý đến hiệu quả sử dụng tài sản

Thay vì chỉ tập trung vào TVL, anh em nên chú ý hơn đến việc các dự án tận dụng lượng TVL đó như thế nào. Mỗi Model sẽ có cách riêng để tối ưu TVL và chúng ta sẽ cần dựa vào một vài chỉ số để nắm bắt được khả năng sử dụng tài sản của dự án. Ví dụ, đối với các AMM, anh em có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn với chỉ số trading volume/TVL; với Lending, anh em có thể quan sát thông qua Outstanding Loan/ TVL, …

Quan sát những dự án đi đầu

Một số tên tuổi nổi bật cũng như cách dự án tối ưu Capital Efficiency có thể được kể đến như sau:

  • Uniswap v3 (UNI): dự án sử dụng model tập trung thanh khoản được tạo ra từ ban đầu để tối ưu hiệu quả cung cấp thanh khoản.
  • Olympus DAO (OHM): để tạo ra một nguồn thanh khoản bền vững cũng như giảm tình trạng farm xả, dự án này sử dụng cơ chế swap LP token để lấy trái phiếu (Bond)
  • Tokemak (TOKE): do protocol hoạt động như một market maker và có khả năng điều hướng thanh khoản nên dự án có thể giảm được impermanent loss.
  • Abracadabra (SPELL): Chấp nhận các Yield token làm tài sản thế chấp để vay stablecoin MIM, mở ra một thị trường lending mới.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã có được những thông tin chi tiết nhất về DeFi 2.0 là gì cũng như những cải thiện mà nó đem lại cho DeFi nói riêng và hệ sinh thái Crypto nói chung. Thông qua đó, hy vọng anh em có thể nắm được những yếu tố quan trọng để đánh giá được các dự án DeFi, cũng như tận dụng được những cơ hội phù hợp để tối ưu hóa lợi nhuận. Chúc anh em thành công!

Bài viết cùng chủ đề

Funding rate là gì? Tối ưu lợi nhuận cho giao dịch Future

Oracle là gì? Tầm quan trọng của Oracle trong blockchain

Pump và dump là gì? 5 Giai đoạn “bơm thổi” của Cá Mập

Comments (No)
Leave a Reply