Cross-chain Bridge là gì? Tại sao lại cần Cầu Nối Blockchain

Cross-chain là gì, việc sử dụng cầu nối để chuyển token qua lại có đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái Cryptocurrency? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được những thông tin chi tiết về Cross-chain và vai trò của nó đối với Blockchain nhé!

Cross-chain là gì?

1. Cross chain là gì

Trong suốt quá trình phát triển, rất nhiều Blockchain, DeFi, Dapps với nhiều ứng dụng đột phá đã được ra đời, đem lại nhiều giá trị đối với người dùng. Tuy nhiên, một trong những hạn chế chung của những Blockchain này là thiết kế khép kín, khó có thể tương tác qua lại. Đây chính là lý do mà Cross-chain được ra đời.

Về cơ bản, Cross-chain là một dạng cầu nối giữa các Blockchain. Dựa vào đó, người dùng có thể thực hiện chuyển tài sản (coin/token) hoặc dữ liệu qua lại giữa các Blockchain hoạt động độc lập. Các Blockchain này có thể bao gồm Layer 1, Layer 2, Sidechain hay Childchain, …

Cách hoạt động của Cross-chain là gì?

Trên hệ sinh thái Cryptocurrency, có rất nhiều dự án Cross-chain đã được triển khai. Tuy nhiên, nhìn chung, hầu hết các dự án đều áp dụng mô hình Lock-mint-burn.

2. Cross-chain hoạt động như thế nào

Nguyên lý hoạt động của mô hình này có thể được diễn tả như sau:

Đầu tiên, người dùng thực hiện nạp token ở chain A vào Bridge. Khi Bridge nhận được lượng tài sản này, nó sẽ thực hiện mint ra một bản wrapped của token trên Chain B dành cho địa chỉ ví mà người dùng mong muốn.

Sau đó, khi cần rút tài sản, người dùng có thể gửi lại số lượng wrapped token vào Bridge và nhận lại token trên Chain A. Lượng Wrapped token khi được gửi lại vào Bridge sẽ bị đốt/ tiêu hủy.

Đây là nguyên lý hoạt động khá đơn giản, tương tự như cách hoạt động của Wrapped ETH & Wrapped BTC. Tuy nhiên, thiết kế đơn giản này lại có thể được thiết kế và phát triển theo nhiều cách khác nhau để phục vụ những mục đích và nhu cầu của Developer.

Vai trò của Cross-chain là gì?

Trên thực tế, việc giao dịch trong các Blockchain đã diễn ra rất hiệu quả. Bởi mỗi Blockchain, đặc biệt là những blockchain lớn đều có cơ sở hạ tầng, các nguyên tắc để đảm bảo tính bảo mật, và một hệ sinh thái phong phú với nhiều hình thức đầu tư, giao dịch, … Vậy tại sao lại cần có cầu nối giữa các Blockchain? Không phải chỉ cần giao dịch trong Blockchain là đã ổn rồi sao?

Anh em có thể hình dung như thế này, mỗi Blockchain là một đất nước độc lập với chính trị, kinh tế, luật pháp khác nhau. Bản thân mỗi đất nước đều có tự vận hành một cách ổn định. Tuy nhiên, khi các đất nước đều phát triển đến một mức độ nhất định, quá trình toàn cầu hóa tất yếu sẽ diễn ra. Bởi lúc này, các quốc gia đều có nhu cầu mở rộng giao thương buôn bán để tăng lợi ích kinh tế. Nhờ vậy, người dân cũng có thể được tiếp cận với những công nghệ mới, nền giáo dục mới, đồng thời có nhiều cơ hội học tập và làm việc cả trong nước và trên trường quốc tế. Vai trò của toàn cầu hóa hay giao thương buôn bán giữa các quốc gia cũng tương tự như vai trò của Cross-chain vậy

Đối với Developer và Blockchain

3. Vai trò của Cross-chain đối với Developer và Blockchain

Như chúng ta đều biết, mỗi Blockchain lại có những điểm mạnh yếu khác nhau; trong khi đó, nhu cầu của người dùng lại vô cùng đa dạng. Nếu hệ sinh thái Crypto chỉ tồn tại các Blockchain hoạt động độc lập và không có sự tương tác, Blockchain sẽ khó có thể thu hút được người dùng bởi quá trình chuyển coin qua lại giữa nhiều mạng lưới sẽ diễn ra khá phức tạp. Việc không thể tương tác cũng dẫn đến nhiều hạn chế khác khiến Blockchain không thể phát huy được hết tiềm năng của nó.

Vậy tại sao các Blockchain không xây dựng một cơ chế mở để có thể dễ dàng giao tiếp và tương tác với nhau. Như vậy không phải đã giải quyết được vấn đề rồi hay sao? Nghe qua thì việc tạo ra các thiết kế mở có vẻ đơn giản và nhẹ nhàng hơn, tuy nhiên điều này lại ảnh hưởng rất lớn đến tính bảo mật của hệ thống. Ngoài ra, nếu lựa chọn tạo ra những Bridge giữa 2 Blockchain, Developer sẽ mất rất nhiều công sức để tạo thêm Bridge mỗi khi muốn giao tiếp với một Blockchain khác. Quá trình này rất tốn công sức, thời gian, và không đảm bảo được tính hiệu quả.

Mọi thứ trở nên dễ dàng hơn với Developer và Blockchain khi có sự ra đời của Cross-chain. Thay vì phải xây dựng quá nhiều Bridge hay tạo ra các thiết kế mở, vô số Blockchain có thể giao tiếp với nhau chỉ với một Cross-chain. Nói chung, Cross-chain đóng vai trò vô cùng quan trọng và tất yếu để một Blockchain vừa có thể hoạt động độc lập lại vừa đảm bảo được tính giao tiếp với các Blockchain khác, từ đó thu hút được người dùng và có nhiều cơ hội để khai phá hết tiềm năng. Ngoài ra, Cross-chain còn được ví như một cầu nối thanh khoản, bởi mỗi khi một người chuyển sang chain khác để sử dụng, họ sẽ mang theo cả tính thanh khoản cho Blockchain đó.

Đối với người dùng.

4. Vai trò của Cross-chain đối với người dùng

Trên thực tế, trong thời buổi sơ khai của Crypto, người dùng chủ yếu chỉ sử dụng Bitcoin và Ethereum. Tuy nhiên, vào năm 2021, sự bùng nổ của vô số các Blockchain như BSC, Solana, Avalanche, Polygon, … đã thúc đẩy nhu cầu chuyển giao tài sản giữa các chuỗi. Vai trò của Cross-chain lúc này tạo ra một môi trường thân thiện, tiện lợi hơn để người dùng có thể dễ dàng thực hiện chuyển tài sản qua lại giữa nhiều Blockchain khác nhau.

Quá trình chuyển đổi càng đơn giản, tiện lợi, đảm bảo tính bảo mật, người dùng càng có nhiều cơ hội đầu tư và tham gia vào nhiều dự án. Quá trình đầu tư và giao dịch càng diễn ra sôi nổi càng có nhiều tiềm năng tạo ra giá trị, lợi nhuận đối với cả người dùng và Blockchain.

Một số loại hình Cross-chain bridge

Chúng ta có thể chia Cross-chain ra thành hai loại chính bao gồm: Centralized Cross-chain và Decentralized Cross-chain.

Centralized Cross-chain

5. Centralized Cross-chain

Có thể nói Centralized Cross-chain là một bên thứ ba với vai trò là cầu nối giữa các Blockchain. Khi sử dụng những Cross-chain này, người dùng sẽ cần đặt hoàn toàn niềm tin vào nền tảng này. Lý do là nơi đây là hệ thống được quản lý một cách tập trung, họ sẽ nhận tài sản của người dùng từ Chain A và mint Wrapped token ở chain khác.

Một số Centralized Cross-chain có thể kể đến như BitGo. Khi anh em thực hiện gửi BTC vào đây, hệ thống sẽ mint ra wBTC chuẩn ERC20 để anh em có thể sử dụng trên Dapps của Ethereum.

Ưu điểm của Centralized Cross-chain là tiện lợi và khá đơn giản, đặc biệt là đối với người dùng mới. Tuy nhiên, khi sử dụng nền tảng này, người dùng sẽ bị phụ thuộc vào bên thứ ba. Ngoài ra, việc sử dụng Centralized Cross-chain sẽ tồn đọng những rủi ro nhất định do họ có toàn quyền sử dụng tài sản của người gửi.

Tất nhiên, với những tên tuổi lớn như Binance, việc Scam tài sản của người dùng là rất khó xảy ra. Bởi lúc này, họ sẽ cần đánh đổi danh tiếng và lượng người dùng mà mình đã xây dựng. Tuy nhiên, do những Cross-chain này hoạt động tập trung nên có rất nhiều vấn đề xoay quanh wrapped token có thể xảy ra. Một trong số đó có thể kể đến việc chênh lệch lượng wrapped token so với token gốc, và người dùng cũng khó có thể track được lượng tài sản nạp rút vào sàn.

Decentralized Cross-chain

6. Decentralized Cross-chain

Cách hoạt động của Decentralized Cross-chain cũng tương đối giống với một Blockchain bởi nó được hoạt động một cách phi tập trung dựa vào Validator. Có thể nói, đây là những Pool được vận hành bởi Validator. Lượng Validator càng lớn càng đảm bảo được tính phi tập trung cho Cross-chain.

Khi sử dụng Decentralized Cross-chain, người dùng cũng cần thực hiện deposit tài sản vào Pool, chờ Validator xác minh giao dịch sau đó nhận lượng wrapped token được mint ra bởi pool.

Ưu điểm lớn nhất của Decentralized Cross-chain là tính minh bạch. Người dùng có thể kiểm tra và xác minh mọi thứ trên dữ liệu On-chain. Tuy nhiên, do chưa có thời gian hoạt động lâu dài nên những Cross-chain này cũng đối mặt với rủi ro của các cuộc tấn công. Cuộc tấn công điển hình nhất có thể kể đến là Poly Network với thiệt hại lên đến 611 triệu đô.

Ngoài ra, Decentralized Cross-chain không có được tính ổn định như Centralized Cross-chain bởi nền tảng này cần làm rất nhiều việc để đảm bảo tính chính xác cho Bridge, thúc đẩy Validator làm việc chuẩn chỉ; đồng thời ngăn chặn các hành vi xấu khi xác minh giao dịch.

Một số Decentralized Cross-chain nổi bật

Để anh em có những quan sát chi tiết hơn về Decentralized Cross-chain, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những Decentralized Cross-chain nổi bật nhất nhé

Somewhat Centralized Bridge

Anh em có thể thấy thắc mắc tại sao Decentralized Cross-chain mà lại có từ “Centralized”? Lý do là bởi đây là một Cross-chain hoạt động và vận hành với một lượng Validator nhất định. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của Cross-chain này là tuy hoạt động theo cách phi tập trung nhưng những Validator lại mối liên hệ nhất định với nhau (có thể do quen biết nhau ngoài đời) dẫn đến tính tập trung một cách tiềm ẩn ngay trong mô hình phi tập trung.

Tất nhiên, Các Validator này cũng cần thực hiện xác thực danh tính (KYC) để có thể kiểm soát việc mint và burn Wrapped tokens. Cross-chain này hoạt động với cơ chế Multisig (giao dịch chỉ được thông qua nếu đa số đồng thuận). Ưu điểm của nó cũng tương tự như đối với những Decentralied Cross-chain khác đó là mọi thông tin đều được minh bạch. Tuy nhiên, do các validator có mối liên hệ nhất định nên loại hình Cross-chain này cũng tiềm ẩn một rủi ro rất lớn về việc các Validator sẽ ôm hết tài sản của người dùng và biến mất, hay nói cách khác là Rug-pull dự án.

Một số dự án sử dụng mô hình này có thể kể đến như Terra Bridge hay Chainswap với chỉ 5 Nodes bảo mật.

Decentralized Bridge

Khác với Somewhat Centralized Bridge, Decentralized Bridge có khả năng đảm bảo tính phi tập trung của Cross-chain tốt hơn. Bằng cách sử dụng mạng lưới Proof of Stake, tất cả người dùng đều có khả năng trở thành Validator bằng cách thực hiện Stake một lượng tài khoản nhất định vào hệ thống.

Khi thực hiện xác minh thành công, Validator sẽ nhận được một phần thưởng từ hệ thống, tương tự với Validator của các Blockchain độc lập có sử dụng cơ chế đồng thuận POS. Quá trình này có khả năng thúc đẩy số lượng Validator tăng, nhằm đảm bảo được tính phi tập trung. Và tất nhiên, khi càng có nhiều Validator (những Validator không có mối liên hệ hoặc quen biết nhau), mạng lưới càng minh bạch và an toàn. Việc sử dụng POS cũng giúp Cross-chain có thể vận hành được tốt hơn khi vừa thúc đẩy được Validator làm việc nghiêm túc vừa có khả năng ngăn chặn được những hành vi xấu.

Tuy nhiên, bản thân cơ chế đồng thuận POS đã tiềm ẩn rủi ro về tính tập trung bởi Validator càng Stake nhiều tài sản càng có nhiều quyền lợi và khả năng xác minh dữ liệu. Do vậy, nếu dự án không thể kiểm soát và tăng được lượng Validator thì những dự án này cũng có khả năng đối mặt với rủi ro tương tự như Somewhat Centralized Bridge.

Một số dự án Decentralized Cross-chain có thể kể đến như Matic PoS bridge (Polygon), deBridge, Anyswap, Thorchain, Peggy, Axelar, …

Untrusted Bridge

Khác với hai mô hình phía trên, Untrusted Bridge được kết nối một cách trực tiếp giữa các Chain, có nghĩa là nó có sự tương thích và như một phần của mạng lưới. Do có tương thích với mạng lưới nên Bridge cũng thừa hưởng được tính bảo mật của mạng lưới. Đây là một trong những loại hình Bridge có tính bảo mật chắc chắn nhất, tuy nhiên, nó lại rất khó để có thể phát triển và mở rộng sang nhiều chain khác.

Một số dự án Untrusted Bridge có thể kể đến như Near Rainbow bridge, Polkadot Snow Bridge, Wormhole của Solana, Gravity Bridge của Cosmos, …

Cơ hội đầu tư với Cross-chain

Đến đây, anh em có thể sẽ thấy hơi thắc mắc. Không bảo Cross-chain chỉ là cầu nối giữa các Blockchain hay sao? Chúng ta có thể tìm thấy cơ hội đầu tư ngay cả với Cross-chain sao?

Ngoài việc đóng vai trò làm cầu nối, Cross-chain còn có thể được coi như một chỉ báo vô cùng hữu hiệu để anh em quan sát xem dòng tiền đang có xu hướng đổ vào hệ sinh thái nào. Thông qua đó, anh em có thể đánh giá được tiềm năng hay xu hướng phát triển của một dự án. Đây sẽ là một công cụ vô cùng hữu ích để anh em có những phân tích về dòng tiền một cách tương đối chính xác. Tất nhiên, anh em cũng cần kết hợp với nhiều chỉ báo khác trên dữ liệu On-chain để đảm bảo có những đánh giá một cách tổng quan nhất. Ngoài ra, anh em cũng có thể cân nhắc đầu tư vào các dự án cross-bridge để có được lợi nhuận.

Hạn chế của Cross-chain

Ngoài những ưu thế và lợi ích mà Cross-chain mang lại cho toàn bộ hệ sinh thái của Cryptocurrency, cross-chain cũng mang theo một số hạn chế nhất định như tính thanh khoản bị phân mảnh. Bên cạnh đó, do mới hoạt động trong thời gian chưa đủ lâu nên những Cross-chain đều chưa được hoàn thiện một cách thực sự tối ưu. Hiện tại, đây vẫn là một nền tảng cần được nghiên cứu và triển khai một cách kỹ lưỡng hơn để đem đến những bước đột phá hay trải nghiệm thực sự tuyệt vời cho người dùng.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã có dịp tìm hiểu một cách chi tiết xem Cross-chain là gì, nó có vai trò như thế nào đối với Blockchain và người dùng; đồng thời tìm hiểu được các loại hình Cross-chain đang có mặt trên hệ sinh thái Cryptocurrency. Thông qua đó, hy vọng anh em sẽ có được những quan sát và đánh giá tốt nhất về các Cross-chain cũng như những dự án nói chung trên hệ sinh thái Crypto. Chúc anh em thành công!

 

Bài viết cùng chủ đề

Đường SMA và EMA là gì? Cách ứng dụng trong giao dịch Crypto, Trade coin

Crypto Quant là gì? So sánh tính năng CryptoQuant và Glassnode

Ethereum The Merge là gì? Tham vọng chiếm lĩnh DeFi của The Merge

Comments (No)
Leave a Reply