Tìm hiểu chỉ báo MFI (Money Flow Index)

Chỉ báo MFI là một trong những chỉ báo phổ biến với độ chính xác cao. Vậy MFI là gì, đặc điểm và thế mạnh của nó là gì trong quá trình phân tích kỹ thuật. Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được những thông tin chi tiết nhất về chỉ báo này nhé!

Chỉ báo MFI là gì?

MFI hay Money Flow Index (chỉ báo dòng tiền) là chỉ báo thuộc dạng dao động, cung cấp những điểm nóng của thị trường như tín hiệu phân kỳ đảo chiều, vùng quá mua quá bán hay xu hướng hiện tại trên thị trường.

1. Chỉ báo MFI - Money Flow Index

MFI được phát minh bởi Gene Quong và Avrum Soudark dựa trên chỉ báo RSI kết hợp với yếu tố về khối lượng giao dịch. Trong đó, tác giả của chỉ báo này chia sẻ rằng khối lượng giao dịch sẽ ra tăng khi thị trường tạo đỉnh hoặc đáy. Do vậy, nếu chỉ dựa duy nhất vào sự thay đổi của giá cả thì trader sẽ khó lòng dự đoán chính xác.

Vì thế, MFI được đánh giá là bản hoàn thiện hơn của chỉ báo RSI với khả năng cung cấp góc nhìn toàn diện nhất về thị trường. Dựa vào đó, chúng ta không chỉ nắm bắt được những điểm bất thường trên thị trường dựa vào khối lượng mà còn theo vết được “cá mập”.

Công thức chỉ báo MFI

Công thức của chỉ báo MFI bao gồm khá nhiều thành phần như: giá cao nhất, thấp nhất, khối lượng giao dịch, … Các bước tính toán cụ thể như sau:

Bước 1: Tính Typical Price – giá trị tượng trưng

Typical Price = (High + Low + Close)/3 

Trong đó, High là mức cao nhất, Low là mức thấp nhất và Close là giá đóng cửa.

Bước 2: Tính Money Flow – dòng tiền

Money Flow = TP * Volume 

Trong đó, Volume là khối lượng giao dịch.

Nếu TP hiện tại lớn hơn TP trước đó thì MF dương, ngược lại thì MF âm.

Bước 3: Tính Money Ratio – tỷ lệ dòng tiền

Money Ratio = MF (+,14)/ MF (-,14) 

Trong đó, MF (+,14) là tổng dòng tiền dương của chu kỳ 14 (mức giá hiện tại cao hơn so với giai đoạn trước) và MF (-,14) là tổng dòng tiền âm của chu kỳ 14 (mức giá hiện tại thấp hơn so với giai đoạn trước). Nếu mức giá không đổi thì giá trị này sẽ được lược bỏ. Đây là con số mặc định được khuyên dùng bởi chính tác giả. Tất nhiên, trader cũng có thể thay đổi con số này để thiết lập khung thời gian phù hợp với phong cách đầu tư của mình (không khuyến khích với người mới).

Bước 4: Tính giá trị của MFI

MFI = 100 – 100/(1+MR)

Nhìn chung, công thức của MFI có thể được tóm tắt là 100 – 100/(1+MR). Tuy nhiên, anh em cũng không cần thiết phải thuộc lòng công thức này vì hầu hết các công cụ PTKT đều có tích hợp sẵn. Anh em chỉ cần mở lên là đã có thể sử dụng được rồi. Việc nắm bắt công thức chỉ nhằm mục đích hiểu sâu hơn về cách hoạt động của MFI.

Cách cài đặt chỉ báo MFI trên Trading View.

2. Cách cài đặt chỉ báo MFI trên Trading View 3. Cách cài đặt chỉ báo MFI trên Trading View

Ý nghĩa của chỉ báo MFI

Những thông tin quan trọng mà MFI có thể cung cấp cho anh em trong quá trình phân tích kỹ thuật bao gồm:

Ý nghĩa cơ bản

4. Ý nghĩa cơ bản của MFI

  • Nếu MFI di chuyển về phía 0 có nghĩa là thị trường đang có khả năng gặp áp lực bán hoặc bên bán đang chiếm ưu thế hơn.
  • Nếu MFI di chuyển về phía 100 có nghĩa là thị trường có khả năng gặp phải áp lực mua hoặc phe mua đang chiếm ưu thế.
  • Nếu MFI = 0 hoặc = 100, nó thể hiện tình trạng quá mua hoặc quá bán trên thị trường, đồng thời sẽ sớm xuất hiện đảo chiều xu hướng.

Xác định vùng quá mua – quá bán

Tuy có mức dao động từ 0 đến 100 nhưng mức 20 và 80 là những mức được sử dụng phổ biến để xác định sớm những vùng quá mua hoặc quá bán, bởi MFI cũng hiếm khi = 0 hoặc 100.

5. Ý nghĩa cơ bản của MFI

Trong đó:

  • Nếu MFI > 80, nó thể hiện giai đoạn quá mua của thị trường. Khi xuất hiện trong xu hướng tăng, trạng thái quá mua là dấu hiệu cho thấy thị trường đang chuẩn bị đi vào giai đoạn điều chỉnh để tăng tiếp hoặc rơi vào chu kỳ giảm luôn.
  • Nếu MFI < 20, nó thể hiện giai đoạn quá bán của thị trường. Khi xuất hiện trong xu hướng giảm, trạng thái quá bán là tín hiệu cho thấy thị trường sắp hồi phục và xuất hiện lực mua trở lại khiến giá tăng.

Tuy nhiên, khi đã xác định được tình trạng quá mua hoặc quá bán trên thị trường, anh em không nên vội vã đặt lệnh mà cần kết hợp thêm nhiều công cụ khác để đánh giá toàn diện về tình hình hiện tại.

Tín hiệu đảo chiều

Dựa vào phân kỳ giữa giá và MFI, anh em cũng có thể nắm bắt được những tín hiệu đảo chiều như sau:

6. Tín hiệu đảo chiều xu hướng tăng

  • Trong xu hướng tăng, nếu anh em phát hiện phân kỳ giảm giữa giá và MFI => bên mua đã trở nên suy yếu và khả năng cao thị trường đang chuẩn bị đảo chiều từ tăng sang giảm. (Phân kỳ giảm là giá tạo ra đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước nhưng MFI lại tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước).

7. Tín hiệu đảo chiều xu hướng giảm

  • Trong xu hướng giảm, nếu anh em thấy xuất hiện phân kỳ tăng giữa giá và MFI có nghĩa là bên bán đã kiệt sức thì khả năng cao thị trường sẽ đảo chiều từ giảm sang tăng. (Phân kỳ tăng là khi giá tạo ra đáy sau cao hơn đáy trước nhưng MFI lại tạo đáy sau thấp hơn đáy trước).

Cách sử dụng chỉ báo MFI hiệu quả

Tuy có phần tương đồng với RSI, nhưng chỉ báo này được áp dụng thêm yếu tố về khối lượng giao dịch nên cách sử dụng đối với chỉ báo này sẽ linh hoạt hơn.

Xác định xu hướng thị trường

Để xác định xu hướng thị trường, anh em có thể vẽ thêm một đường MFI mức 50 (hoặc 45 hay 55). Sau đó, anh em thực hiện xác định như sau:

8. Xác định xu hướng thị trường với MFI

  • Khi MFI nằm trên đường 50: thể hiện xu hướng tăng.
  • Khi MFI nằm dưới đường 50: thể hiện xu hướng giảm.

Đối với các đường 45 và 55 anh em áp dụng tương tự. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng những tín hiệu xác định xu hướng đối với MFI là khá yếu. Để xác định xu hướng mà nó chuẩn, anh em cần kết hợp thêm các chỉ báo khác như đường MA, Parabolic SAR để có độ chính xác tốt hơn.

Xác định vùng quá mua – quá bán

Như đã đề cập phía trên, anh em có thể sử dụng MFI để xác định vùng quá mua hoặc quá bán bằng cách dựa vào mốc 20 và 80. Trong đó nếu MFI vượt qua mức 80 nó thể hiện trạng thái quá mua, dẫn đến khả năng đảo chiều giảm. Ngược lại, nếu MFI giảm dưới 20, nó thể hiện trạng thái quá bán, dẫn đến khả năng đảo chiều tăng.

Chiến lược giao dịch như sau:

9. Xác định vùng quá mua – quá bán với MFI

  • Khi MFI di chuyển từ vùng quá bán đến đường 20 theo chiều từ dưới lên: anh em có thể cân nhắc đặt lệnh tại điểm giao giữa MFI và đường 20. Để chắc chắn hơn, anh em cũng có thể chờ đợi tín hiệu rõ ràng bằng cách đọc nến.
  • Khi MFI di chuyển từ vùng quá mua đến đường 80 theo chiều từ trên xuống: anh em có thể cân nhắc đặt lệnh tại giao điểm của MFI và đường 80. Để chắc chắn, anh em cũng có thể chờ đợi dấu hiệu của các mô hình nến đảo chiều.

Xác định phân kỳ và hội tụ

10. Xác định phân kỳ giá với MFI

  • Phân kỳ: trong khi, thị trường đang thể hiện xu hướng tăng với đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Nhưng MFI lại cho tín hiệu ngược lại đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Suy ra, xu hướng này rất có thể sẽ không duy trì được lâu và đảo chiều giảm đang đến rất gần.

11. Xác định hội tụ giá với MFI

  • Hội tụ: thị trường thể hiện xu hướng giảm với đáy sau thấp hơn đáy trước. Tuy nhiên, tín hiệu của MFI là đáy sau cao hơn đáy trước. Cho thấy tuy thị trường đang trong xu hướng giảm nhưng sẽ có cơ hội trở mình trong nay mai, vì đây là dấu hiệu cho thấy phe mua đang lao vào => đảo chiều tăng giá.

Việc sử dụng hội tụ và phân kỳ có thể đem lại cho anh em hiệu quả phân tích cao. Tuy nhiên, một hạn chế trong việc quan sát hội tụ và phân kỳ là anh em không thể xác định được điểm vào lệnh có lợi nhất. Do vậy, đọc nến vẫn là việc làm cần thiết để mang lại hiệu quả tối đa.

Xem thêm: 10 Mô hình 2 nến đảo chiều

Failure Swings

Đây là chiến lược để tìm kiếm các giao dịch đảo chiều, thông qua việc sử dụng MFI. Anh em có thể tham khảo các bước cơ bản dưới đây để tìm kiếm được lệnh mua bán bên cạnh việc xác định các xu hướng

Đối với Bullish MFI Failure, những giai đoạn chính bao gồm:

12. Bullish MFI Failure

  • MFI bước vào quá bán khi giảm xuống dưới mức 20.
  • MFI tăng trở lại trên 20.
  • MFI giảm nhưng vẫn trên 20.
  • MFI vượt trên mức cao trước đó: thể hiện cơ hội vào lệnh mua.

Đối với Bearish MFI Failure, những giai đoạn chính bao gồm:

13. Bearish MFI Failure

  • MFI bước vào vùng quá mua, tăng trên mức 80.
  • MFI giảm xuống dưới 80.
  • MFI tăng nhẹ nhưng vẫn dưới 80.
  • MFI giảm thấp mức trước đó: cơ hội bán lý tưởng.

Kết hợp MFI và đường MA

Như đã đề cập, anh em có thể kết hợp chỉ báo này với nhiều công cụ và chỉ báo khác để tăng tính chính xác cho những phân tích như các mô hình giá, mây Ichimoku hay đường MA. Tại đây, anh em có thể tham khảo việc kết hợp MFI với đường MA như sau:

14. Kết hợp MFI và đường MA

  • Đối với lệnh mua: Anh em có thể cân nhắc lệnh mua khi EMA giao cắt và hướng từ trên xuống kết hợp với việc MFI đang đi vào vùng quá bán.

15. Kết hợp MFI và đường MA

  • Đối với lệnh bán: Anh em có thể cân nhắc lệnh bán khi EMA giao cắt với hướng từ dưới lên, đồng thời MFI đang đi vào vùng quá mua.

Một số hạn chế của chỉ báo MFI

MFI cũng như các chỉ báo khác không thể tránh khỏi việc gặp một số hạn chế do thị trường có những biến động phức tạp, bẫy giá, … trong khi MFI chỉ vận hành với một công thức duy nhất. Hay nói cách khác, trong quá trình sử dụng MFI, anh em vẫn có thể gặp phải những tín hiệu không chính xác, dẫn đến một số rủi ro nhất định khi giá không di chuyển như dự đoán.

Bên cạnh đó, không phải tín hiệu phân kỳ nào cũng dẫn đến xu hướng đảo chiều. Đây chính là lý do việc kết hợp MFI với những chỉ báo khác là luôn luôn được khuyến khích. Ngoài ra, chỉ số này cũng không có khả năng cung cấp cho anh em thông tin chính xác về những sự kiện quan trọng có thể diễn ra.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được những thông tin chi tiết về chỉ báo MFI cũng như cách sử dụng hiệu quả và một số hạn chế của nó. Thông qua đó, anh em có thể tận dụng những lợi thế của chỉ báo này và kết hợp với những công cụ sở trường để đạt được hiệu quả phân tích cao nhất. Chúc anh em thành công!

Bài viết cùng chủ đề

Trading View là gì? Hướng dẫn sử dụng TradingView thành thạo

Moving Average (MA) – Toàn tập về Đường trung bình động

Các loại biểu đồ thường dùng trong phân tích kỹ thuật (Trade Coin)

Comments (No)
Leave a Reply