Chỉ báo kỹ thuật Aroon và Aroon Oscillator

SangLV
SangLV
Follow me:

Chỉ báo Aroon là gì, công thức, đặc điểm và những ý nghĩa mà nó đem lại cho nhà phân tích kỹ thuật có gì nổi bật? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được những thông tin chi tiết về chỉ báo này, cũng như cách sử dụng Aroon để xác định tín hiệu giao dịch nhé!

Chỉ báo Aroon là gì?

Aroon là một chỉ số dao động được phát triển vào năm 1995 bởi Tushar Chande với mục đích xác định hướng đi của giá. Trong tiếng Phạn. Aroon còn mang ý nghĩa là “ánh sáng sớm của bình minh”. Ý nghĩa đó cũng thể hiện được khả năng của Aroon trong việc xác định thời điểm bắt đầu xu hướng mới bên cạnh việc nắm bắt các xu hướng giá cũng như sức mạnh của xu hướng đó.

1. Chỉ báo Aroon là gì

Chỉ báo Aroon được hiển thị ở một cửa sổ riêng và gồm 2 đường chính như sau:

  • Aroon Up: Đây là đường chỉ báo thể hiện xu hướng tăng, được tính bằng thời gian khi giá ghi nhận mức đỉnh.
  • Aroon Down: Ngược lại, đây là đường chỉ báo thể hiện xu hướng giảm, được đo bằng khoảng thời gian từ khi giá ghi nhận mức đáy.

Công thức chỉ báo Aroon

2. Công thức Aroon

  • Aroon Up: [(Kỳ chỉ định – số kỳ kể từ đỉnh cao nhất)/kỳ chỉ định] x 100
  • Aroon Down = [(Kỳ chỉ định – số kỳ kể từ đáy thấp nhất)/kỳ chỉ định] x 100

Như vậy, Aroon Up tính toán được khoảng thời gian người mua giữ vị thế của họ từ lúc giá ghi nhận đỉnh mới nhất trong khoảng thời gian được chỉ định. Khi đỉnh của nến hiện tại là cao nhất thì giá trị của nó sẽ đạt 100. Nếu đỉnh của nến hiện tại không phải là cao nhất thì nó sẽ trở về giá trị phần trăm chỉ ra thời gian kể từ khi đỉnh mới xảy ra.

Trong khi đó, Aroon Down thể hiện được lượng thời gian người bán giữ vị thế của mình từ lúc giá ghi nhận đáy mới trong khoảng thời gian được chỉ định. Khi nến hiện tại là thấp nhất thì giá trị của nó sẽ đạt 100. Nếu không, giá trị sẽ trở lại phần trăm chỉ thời gian kể từ khi đáy mới xảy ra.

Kỳ chính của chỉ báo này là 14. Tuy nhiên, nhà giao dịch cũng có thể thay đổi chúng tùy thuộc vào phong cách giao dịch của họ. Tất nhiên, anh em có thể sử dụng các trang web và công cụ có sẵn để quan sát được chỉ báo này.

Chỉ báo Aroon Oscillator

Aroon Oscillator một biến thể của chỉ báo Aroon. Trong đó, nó kết hợp giữa Aroon Up và Aroon Down lại thành một chỉ báo duy nhất. Aroon Oscillator được tính dựa vào việc lấy Aroon up trừ đi Aroon Down, cụ thể như sau:

3. Chỉ báo Aroon Oscillator

  • Aroon Oscillator > 50: thể hiện thị trường có khả năng tăng mạnh. Tại đây, sự đảo chiều xu hướng rất có thể diễn ra.
  • Aroon Oscillator < -50: thị trường có khả năng giảm mạnh. Nếu sau khi giảm xuống dưới -50, Aroon Oscillator tăng lên trên -50 và đến gần hơn với 0 nó thể hiện sự suy yếu của xu hướng và khả năng hình thành xu hướng mới. Nếu Aroon Oscillator tiếp tục tăng cao hơn 0 thì thị trường đang chuyển từ việc không xác định được xu hướng sang dần hình thành xu hướng tăng. 
  • Aroon Oscillator = 0: thị trường có khả năng đi ngang hoặc xu hướng đang không được xác định rõ ràng.

Nhìn chung, Aroon Oscillator là một phiên bản đơn giản hơn, tích hợp được các đặc điểm của chỉ báo Aroon. Chỉ báo này vô cùng hữu ích đối với các nhà đầu tư để đo lường được xu hướng và nắm bắt các tín hiệu đảo chiều. 

Cách cài đặt chỉ báo Aroon trên TradingView

4. Hướng dẫn cài đặt chỉ báo Aroon trên TradingView

Anh em chỉ cần truy cập vào Trading View và tìm kiếm chỉ báo Aroon tại phần “Các chỉ báo” như hình phía trên. Sau đó nhấn vào Aroon để bật chỉ báo. Để chỉnh sửa thông số hoặc hiển thị chỉ báo, anh em làm như hình dưới đây:

5. Hướng dẫn cài đặt chỉ báo Aroon trên TradingView

Ý nghĩa của chỉ báo Aroon

Những bộ dao động xung lượng truyền thống đã chỉ ra rằng khả năng đảo chiều được kỳ vọng nhiều nhất khi áp lực mua và bán di chuyển đến mức cực đoan. Như vậy, nếu dựa vào các chỉ báo như RSI, ADX hay Stochastic sẽ đem lại những phân tích không đạt hiệu quả cao. Trong khi đó, Aroon có thể đưa ra những quan sát rõ ràng hơn về tâm lý thị trường, đặc biệt là khi xu hướng mới bắt đầu.

Hai đường Aroon Up và Aroon Down thể hiện tiềm năng với những điều kiện sau:

  1. Đường Aroon Up và Aroon Down dao động từ 0 đến 100.

6. Ý nghĩa của Aroon

  • Nếu các giá trị càng gần 100 càng thể hiện được xu hướng mạnh.
  • Nếu các giá trị càng gần 0 càng thể hiện xu hướng yếu.
  • Nếu các giá trị dao động ở mức 70 – 100: thể hiện thị trường có xu hướng.
  • Nếu các giá trị dao động ở mức 0 – 30: thể hiện thị trường sideway hoặc dao động ít.

7. Ý nghĩa của Aroon

  • Khi Aroon Up đạt 100 và duy trì tương đối gần với mức đó + Aroon Down ở gần mức 0: Đây là dấu hiệu xác định xu hướng tăng mạnh.
  • Khi Aroon Down đạt 100 và duy trì gần mức này + Aroon Up gần mức 0: Đây là dấu hiệu xác định xu hướng giảm mạnh.
  • Nếu Aroon Up hoặc Aroon Down trên 50: thể hiện giá đã đạt mức cao mới hoặc mức thấp mới trong vòng một nửa thời gian chỉ định đã qua.
  • Nếu Aroon Up hoặc Aroon Down gần 100: thể hiện mức cao nhất hoặc thấp nhất ghi nhận gần đây.
  • Nếu cả hai chỉ báo đều dưới 50: thể hiện tín hiệu giá đang hợp nhất. Đây là thời điểm thị trường đang sideway và cả 2 xu hướng tăng giảm đều không thể hiện rõ ràng. Trong trường hợp này, nhà giao dịch sẽ cần chờ đợi hoặc quan sát dựa vào các chỉ số khác để nắm được những tín hiệu rõ ràng hơn.

2. Sự giao nhau của Aroon Up và Aroon Down

8. Sự giao nhau của Aroon Up và Aroon Down

  • Nếu Aroon Up vượt lên và cắt Aroon Down: khả năng cao thị trường bắt đầu một xu hướng tăng mới, thể hiện tín hiệu mua.
  • Nếu Aroon Up cắt xuống Aroon Down: khả năng cao thị trường bắt đầu một xu hướng giảm mới, thể hiện tín hiệu bán.

Cách đọc chỉ báo Aroon

Để anh em nắm được rõ hơn việc phân tích dựa vào Aroon, chúng ta có thể đi qua từng bước tiếp cận như sau:

9. Cách đọc chỉ báo Aroon

Bước 1: Tìm điểm giao nhau.

Khi Aroon up di chuyển và nằm trên Aroon Down, chúng ta có thể đánh giá được rằng lượng mua đã trở nên mạnh hơn so với lượng bán, từ đó nhận biết được xu hướng tăng giá đang bắt đầu. 

Bước 2: Xác định xu hướng mạnh

Với bước 1, chúng ta có thể nắm bắt được xu hướng đang có sự chuyển giao như thế nào. Tuy nhiên, để xác nhận và chắc chắn hơn về xu hướng này, chúng ta sẽ cần đợi cho đến khi Aroon Up đạt đến 100. Chỉ khi đạt đến 100, Aroon Up mới thể hiện được rằng giá đã tạo ra một mức dao động đỉnh mới. 

Bước 3: Tìm sự đảo chiều

Sau khi đạt được đến 100, xu hướng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Miễn là Aroon Up nằm trong khoảng từ 70 đến 100 thì xu hướng tăng vẫn phát triển ổn định. Tuy nhiên, nếu nó giảm và cắt Aroon Down ở phía dưới có nghĩa là xu hướng đang dần mất đà. 

Sự khác biệt giữa Aroon và DMI

DMI là chỉ số chuyển động định hướng. Tương tự như Aroon, DMI cũng được sử dụng để xác định xu hướng của tài sản bất kỳ. Điểm khác biệt giữa Aroon và DMI là công thức chỉ báo. Trong khi Aroon tập trung vào thời gian ở những mức cao và thấp thì DMI lại đo lường chênh lệch giá giữa mức cao và thấp trong hiện tại.

Chiến lược giao dịch với chỉ báo Aroon:

Thiết lập mua:

10. Chiến lược thiết lập mua với Aroon

Điều kiện

  • Aroon Up vượt trên ngưỡng 50.
  • Aroon Up nằm trên Aroon Down.
  • Giá của đồng coin nằm trên EMA20.

Khi những điều kiện trên đều được đáp ứng, anh em có thể mở lệnh mua trên thị trường. Trong đó:

  • Điểm cắt lỗ: điểm cắt lỗ có thể được đặt bên dưới đáy gần nhất.
  • Thời điểm thoát vị thế: khi đường Aroon Down vượt lên trên đường Aroon Up.

Thiết lập bán

11. Chiến lược thiết lập bán với Aroon

Điều kiện:

  • Aroon Down vượt ngưỡng 50.
  • Aroon Down vượt lên trên đường Aroon Up.
  • Giá nằm dưới đường EMA20.

Khi những điều kiện trên được đáp ứng, anh em có thể mở lệnh bán trên thị trường. Trong đó:

  • Điểm cắt lỗ: bạn có thể đặt điểm cắt lỗ trên đỉnh gần nhất.
  • Thời điểm thoát vị thế: khi Aroon Up vượt lên trên đường Aroon Down.

Hạn chế của chỉ báo Aroon

Bất cứ chỉ báo nào cũng tồn tại một số hạn chế riêng. Việc nắm bắt được những hạn chế của chỉ báo có thể giúp anh em sử dụng được chỉ báo một cách hiệu quả hơn.

  • Do phụ thuộc khá nhiều vào thời gian nên chỉ báo này có khả năng sai lệch và đưa ra những tín hiệu muộn. Cụ thể hơn, sau khi giá tăng, chỉ báo Aroon mới bắt đầu hình thành.
  • Chỉ báo không phải lúc nào cũng đúng và sẽ có sự thay đổi lớn và liên tục về mặt giá cả. Chính bởi vậy, Aroon cần được kết hợp với các chỉ số khác để đảm bảo được hiệu quả cao hơn.

Những chỉ báo có thể kết hợp với Aroon.

Aroon sở hữu rất nhiều đặc điểm để có thể được sử dụng với tư cách là một máy đo giá hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng một chỉ báo duy nhất để phân tích chưa bao giờ là một quyết định khôn ngoan. Trong giao dịch tài chính nói chung, để đạt được xác suất cao nhất trong việc phân tích, chúng ta sẽ cần kết hợp nhiều chỉ báo với nhau để tận dụng được hết hiệu năng của chúng.

Một số chỉ báo mà anh em có thể sử dụng để kết hợp với Aroon bao gồm:

12. Kết hợp Aroon và EMA 20

Đường MA – trung bình động: Đường MA là đường thể hiện được giá trị trung bình trong một thời gian nhất định. Trong đó, nếu giá di chuyển trên đường EMA20, nó thể hiện cho xu hướng tăng. Lúc này, anh em có thể check chỉ báo Aroon để quan sát những tín hiệu. Nếu những hiển thị trùng khớp, anh em có thể tin tưởng vào những tín hiệu này để thực hiện giao dịch.

13. Kết hợp Aroon và MACD

MACD: Aroon và MACD được coi là hai chỉ báo có thể được sử dụng rất hòa hợp với nhau. Trong đó, nếu MACD và Aroon thể hiện cùng một xu hướng, đó khả năng cao là xu hướng đúng.

14. Kết hợp Aroon và Price Action

Price Action: Đây là hành động giá được các nhà giao dịch thực hiện dựa trên giá, hỗ trợ/kháng cự hay các chỉ báo. Do đó, anh em có thể sử dụng Aroon như một chỉ báo mang tính hỗ trợ để xác định điểm vào tiềm năng hơn. Cụ thể hơn, bạn có thể sử dụng chiến lược Price Action của mình để xác định hướng giá và đợi Aroon đưa ra những tín hiệu rõ ràng, cuối cùng mới đưa ra quyết định giao dịch. 

Ngoài ra, anh em có thể kết hợp Aroon với các mô hình nến đảo chiều nhằm khắc phục được độ trễ của chỉ báo. 

Như vậy, Aroon là một chỉ báo hữu ích để anh em có thể nắm bắt bất cứ sự thay đổi xu hướng, đồng thời cho thấy liệu hành vi giá hiện tại có phải một xu hướng mạnh mẽ hay không. Bên cạnh đó, anh em cũng có thể nắm bắt tâm lý thị trường một cách tốt hơn. Dựa vào đó, nhà giao dịch có thể tinh chỉnh chiến lược đầu tư của mình để tối ưu hóa được lợi nhuận. 

Tất nhiên, anh em cũng cần ghi nhớ rằng chỉ báo này sẽ có độ trễ nhất định và không phải lúc nào cũng đem lại phân tích chính xác 100%. Lợi thế của Aroon mà anh em cần nắm được nằm ở việc nó có thể hoạt động hiệu quả đối với cả thị trường dao động và thị trường đang trong xu hướng, chỉ ra những phạm vi giá mà chúng ra nên ngừng giao dịch (giá đang mất đà), đồng thời đưa ra được những tín hiệu có lợi trong trường hợp giá đang di chuyển trong xu hướng

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được những thông tin cơ bản và chi tiết về chỉ báo Aroon. Thông qua đó, hy vọng anh em đã nắm được lợi thế và hạn chế của chỉ báo này cũng như có sự luyện tập nhất định để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình sử dụng Aroon kết hợp với các chỉ báo khác. Chúc anh em thành công!

Bài viết cùng chủ đề

Tìm hiểu chỉ báo MFI (Money Flow Index)

Chỉ báo Parabolic SAR là gì? Hướng dẫn sử dụng chi tiết

Chỉ báo Keltner Channel? Cách sử dụng Keltner Channel chuyên sâu

Sign up for an eToro account and access more than 70 popular cryptocurrencies and crypto funds to invest in.

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

 
Telegram Channel

Thảo luận Blockchain, xu hướng mới 2024

Facebook Group

Check dự án Scam, phân tích Bitcoin & Altcoin

guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments