Chainlink đang là một trong những dự án cung cấp dịch vụ Oracle cho Blockchain tốt nhất ở hiện tại, Thời gian gần đây, Chainlink đã ra mắt sản phẩm cầu nối mang tên là Cross-Chain Interoperability Protocol (CCIP) nhằm mục đích hỗ trợ chuyển đổi tài sản chuỗi chéo theo cơ chế Mint/Burn.
Vậy CCIP này có tác dụng gì? Có thật sự cần thiết trong Blockchain? Cách hoạt động cụ thể?…Hãy cùng Coinlize tìm hiểu chi tiết về sản phẩm mới này trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
Cross-Chain Interoperability Protocol (CCIP) của Link là gì?
CCIP là một giao thức tương tác chuỗi chéo, là cơ sở hạ tầng để truyền tin nhắn hay chuyển Token liên chuỗi theo cơ chế Mint – Burn hoặc Lock – Unlock. Giao thức này được Chainlink chính thức công bố vào ngày 17/7 vừa qua.
Việc thiết kế ra CCIP sẽ giúp thay thế các cầu nối Cross-Chain Bridge truyền thống. Nhờ vậy mà đảm bảo việc tương tác tài sản giữa các chuỗi Blockchain được diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời đảm bảo tính bảo mật với một chi phí thấp hơn.
Bên cạnh việc cải thiện khả năng giao tiếp giữa các Blockchain an toàn thì CCIP còn giải quyết tốt các vấn đề như bảo mật, phí gas cao hay thời gian chờ đợi lâu của Cross-Chain Bridge truyền thống. Ngoài ra, CCIP cũng đã có sẵn để nhà phát triển thử nghiệm trên các mạng Arbitrum, Avalanche, Ethereum, Optimism và Polygon.
CCIP hiện đang hỗ trợ thanh toán phí bằng LINK và các tài sản thay thế có dạng tiền GAS Blockchain gốc và phiên bản được bao bọc ERC-20 của chúng. Thông qua việc sử dụng Token Link trong CCIP như một loại phí gas cũng nhằm tăng thêm tính ứng dụng của LINK trong hệ sinh thái của Chainlink.
Hiểu đúng về Cross-chain Bridge
Cross-chain Bridge là một trong những giải pháp thiết yếu để trao đổi tài sản khác chuỗi. Hiểu một cách đơn giản thì Cross-chain Bridge chính là cầu nối để chúng ta Wrapped Token.
Tìm hiểu thêm: Wrapped Token là gì? Cơ chế hoạt động của WBTC, WETH
Mỗi Blockchain là một hệ sinh thái độc lập với những giao thức riêng và cấu trúc hoạt động riêng. Việc liên kết trao đổi thông tin giữa các Blockchain đôi lúc sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Đó chính là lý do vì sao khiến cho Cross-chain Bridge là “cây cầu” trở nên cực kỳ quan trọng trong Blockchain.
Và lúc này khi CCIP ra đời là nó đang muốn cạnh tranh với các Bridge đời đầu, để ngoài việc chuyển Token xuyên chuỗi thì còn giao tiếp được dữ liệu như: trạng thái Smart contract, index data, minting NFT,..
Cấu tạo của Cross-chain Interoperability Protocol (CCIP)
Cấu tạo của CCIP bao gồm 4 thành phần sau:
+ Active Risk Management (ARM) Network: Đây là một trong những mạng độc lập có nhiệm vụ xác thực hành vi của mạng chính CCIP. Thông qua đó, nó sẽ cung cấp cho mạng lưới lớp bảo vệ bổ sung tối ưu nhất.
+ Committing: Là bộ phận đảm nhiệm việc đọc thông tin từ OnRamp trên chuỗi nguồn, sau đó chuyển tiếp dữ liệu đến OffRamp của chuỗi đích.
+ Executing: Bộ phận này đảm nhiệm việc ra lệnh cho OffRamp của chuỗi đích thực hiện Mint hay chuyển Token trong Pool đến người dùng.
+ Ramp: Là một ứng dụng khách đặt trên các mạng lưới, có thể là OnRamp (Chuỗi nguồn) hay OffRamp (chuối đích). Trên Ramp sẽ được gắn thêm các Pool thanh khoản nhằm chứa tài sản để hỗ trợ cho cơ chế Lock-Unlock trong giao thức.
Cơ chế hoạt động của CCIP
Cơ chế hoạt động chuyển giao tài sản của CCIP được đánh giá là khá đơn giản.
+ Cơ chế Mint – Burn sẽ đốt Token người gửi ở chuỗi nguồn và in Token ở chuỗi đích rồi chuyển số Token đó đến ví của người dùng tại chuỗi đích.
+ Cơ chế Lock – Unlock thì khóa Token của người gửi ở Pool thanh khoản của chuỗi nguồn rồi thực hiện việc chuyển Token ở Pool chuỗi đích đến ví người dùng tại chuỗi đích.
Các thao tác hoạt động chi tiết của CCIP được miêu tả theo các bước dưới đây:
- Khi người dùng có yêu cầu gửi Token thì số Token đó sẽ được chuyển đến OnRamp để đốt hoặc khóa vào Token Pool theo cơ chế được lựa chọn.
- Committing sẽ đọc dữ liệu từ hệ thống OnRamp rồi chuyển dữ liệu đó đang cửa hàng lưu trữ các cam kết (Commit Store) rồi thực hiện bước tiếp theo.
- Active Risk Management (ARM) Network sẽ tiến hành kiểm tra lại các thông tin thông qua việc đọc, rà soát lại các dữ liệu ở OnRamp. Nếu như dữ liệu đó được xác nhận thì sẽ được chuyển đến Commit Store.
- Executing sẽ thực hiện đọc thông tin từ Commit Store và OnRamp rồi gửi thông tin đúc hoặc mở khóa Token trong Pool trên OffRamp.
- Sau khi đã nhận đầy đủ thông tin từ Executing thì OffRamp sẽ thực hiện việc đúc mới Token hoặc mở lấy Token trong để chuyển đến địa chỉ ví của người dùng ở chuỗi đích.
Các ứng dụng của CCIP
Khi sử dụng CCIP để chuyển đổi ETH từ chuỗi Ethereum sang chuỗi Optimism, bạn có thể sử dụng một loạt các giao dịch tự động và tùy chỉnh mục đích sử dụng ETH trên chuỗi Optimism. Bên cạnh đó, CCIP còn được ứng dụng để:
+ Cross –chain Lending: Chúng ta có thể sử dụng token thế chấp để khởi chạy các ứng dụng cho vay chuỗi chéo. Nhờ đó mà giúp người dùng ký gửi tài sản thế chấp trên một chuỗi khối và vay tài sản trên một chuỗi khối khác. Ví dụ người dùng có thể vay Stablecoin từ chuỗi Ethereum thông qua việc thực hiện các giao dịch hoặc đầu tư mà không cần phải chuyển đổi Token sang chuỗi khác.
+ Cross-chain NFT: CCIP cũng cho phép tạo và mint NFT trên chuỗi khối Blockchain A rồi nhận NFT đó trên chuỗi khối B. Việc làm này giúp cho việc kết nối hệ sinh thái NFT trên nhiều chuỗi được tốt hơn. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch và sử dụng NFT trên các nền tảng khác nhau.
+ Cross-chain LST: CCIP hỗ trợ việc kết nối các Token thanh khoản giữa nhiều chuỗi khối Blockchain khác nhau. Nhờ vậy mà giúp tăng cường tính hiệu quả của các nền tảng DeFi. Ví dụ như bạn có thể Stake Token ETH trên chuỗi ERC rồi nhận phần lợi nhuận Staking này trên chuỗi Arbitrum mà không cần rời khỏi mạng gốc.
+ Token được đặt cược thanh khoản trên nhiều chuỗi: Nhằm tăng mức độ sử dụng của các token trong ứng dụng trên DeFi mà CCIP giúp kết nối các token đặt cược thanh khoản, giúp chúng hoạt động được trên nhiều chuỗi khối khác nhau.
+ Tài sản được mã hóa chuỗi chéo: Chuyển các mã thông báo qua chuỗi khối từ một giao diện duy nhất mà không cần phải xây dựng thêm các giải pháp cầu nối.
+ Trừu tượng hóa tài khoản chuỗi chéo: Xây dựng ví Smart Contract với khả năng CCIP gốc để có thể cải thiện vấn đề trải nghiệm của người dùng. Nó có thể cho phép người thực hiện việc phê duyệt các giao dịch trên bất kỳ chuỗi nào bằng một ví duy nhất.
+ GameFi liên chuỗi: CCIP còn được dùng để tạo trải nghiệm chơi trò chơi liên quan đến chuỗi khối rồi cho phép người chơi lưu trữ các vật phẩm có giá trị cao trên các chuỗi khối an toàn hơn trong khi chơi các trò chơi đó.
+ Lưu trữ và tính toán dữ liệu trên chuỗi chéo: Người dùng dễ dàng lưu trữ dữ liệu yêu thích trên chuỗi đích đồng thời thực hiện các việc tính toán trên chuỗi nguồn nhanh chóng nhờ vào việc sử dụng các giải pháp lưu trữ dữ liệu của CCIP.
Một số dự án ứng dụng CCIP đáng chú ý
Synthetix
Đây là một giao thức DeFi có cách thức hoạt động như lớp thanh khoản cho hệ sinh thái bao gồm nhiều công vụ tài chính và công cụ tài chính phái sinh. Việc tích hợp ban đầu của Chainlink CCIP với Synthetix có thể tạo ra nhiều tài sản tổng hợp chung trên các chuỗi.
Thông qua việc ứng dụng CCIP, Synthetix đã cung cấp cho người dùng một phương pháp hợp lý để chuyển thanh khoản Synth giữa các chuỗi khối với nhau. Tính năng này hiện đang hoạt động thông qua cách đốt sUSD (đơn vị tài khoản của giao thức) trên chuỗi nguồn và nhận về lượng sUSD tương đương ở chuỗi đích mà không cần phải đảm bảo hai phiên bản của cùng một tài sản. Như vậy, Synthetix cho phép thanh khoản chảy tới các khu vực có nhu cầu cao nhất, bỏ qua các ràng buộc liên quan đến cầu nối mã thông báo truyền thống.
Trong tương lai, việc ứng dụng này còn có thể giúp Synthetix có khả năng mở rộng chức năng Synth Teleporter xuyên chuỗi đến các chuỗi tương thích EVM bổ sung như Arbitrum, Base,…Ở thời điểm hiện tại, Synthetix cũng đang nghiên cứu ứng dụng CCIP trong nhiều trường hợp sử dụng như bổ sung các hợp đồng tương lai vĩnh viễn (Perpetual), tổng hợp xuyên chuỗi, Staking Pool xuyên chuỗi và nhiều trường hợp khác.
Aave
Aave là một giao thức thanh khoản không giam giữ cho phép người dùng thực hiện hoạt động vay và cho vay tài sản trên chuỗi. Giao thức Aave trước đây thường sử dụng một số cầu nối gốc chuỗi khác nhau nhằm hỗ trợ cơ chế quản trị đa chuỗi của mình và sử dụng Ethereum làm mạng bỏ phiếu. Hình thức này khiến cho người tham gia bỏ phiếu tốn kém và tạo ra nhiều chi phí phát triển hay bảo trì.
Việc BGD Labs đang tích hợp CCIP vào Aave sẽ giúp nâng cao tính bảo vệ hệ thống quản trị xuyên chuỗi của nó. Việc tích hợp này sẽ giúp Aave được mở rộng đến các mạng mới, được tích hợp không gian giữa các chuỗi mà vẫn đảm bảo chi phí Gas được tối ưu.
Bên cạnh đó, việc làm này còn tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống quản trị xuyên chuỗi của Aave, giúp chúng thực hiện các hoạt động đơn giản hóa và cung cấp cho người dùng dịch vụ tài chính phi tập trung toàn diện. Chính vì vậy mà BGD Labs đã đưa một sáng kiến phát triển Web3 và tích hợp phát triển Chainlink CCIP vào Aave Governance V3.
CCIP có thật sự cần thiết trong Blockchain?
Cuộc chiến giữa các Layer2 đang diễn ra vô cùng hấp dẫn. Không chỉ còn là việc chuyển tiền giữa các mạng mà còn là nhu cầu sử dụng thanh khoản dư thừa ở nhiều mạng lưới khác nhau. Có thể nói, CCIP xứng đáng là một sản phẩm tiềm năng, chắc chắn sẽ được ứng dụng rộng rãi trong tương lai nhờ những lợi ích mà nó mang lại.
CCIP không chỉ giúp mở rộng thị trường DeFi mà còn góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh trong Omnichain. Những ứng dụng thiết thực của CCIP hay sự cạnh tranh cao từ chuẩn Token Omnichain đều là những yếu tố đáng kể để tạo nên lợi thế cho CCIP so với các giải pháp khác như Circle.
Ngoài ra, CCIP còn giảm 10% phí khi trả bằng LINK so với việc trả bằng các Token khác. Một phần phí sẽ được chuyển đến cho những người Staking LINK vào mạng lưới Oracle. Điều này cũng góp phần khuyến khích người dùng giữ LINK trong dài hạn.
Coinlize tin rằng CCIP là một sản phẩm sẽ có nhiều ứng dụng hơn nữa trong tương lai. Nhờ vào những đặc tính ưu việt sẵn có và tính cạnh tranh cao sẽ khiến cho nó trở thành lựa chọn hàng đầu cho thị trường DeFi, mang lại nhiều lợi ích cho nhà phát triển và cả người dùng. Tuy nhiên, đây chỉ là nhận định cá nhân chứ không phải lời khuyên đầu tư. Coinlize sẽ không chịu trách nhiệm với bất cứ quyết định đầu tư nào của bạn.
Tổng kết
Như vậy, Coinlize vừa chia sẻ bài viết: “CCIP của Link là gì? Có thật sự cần thiết trong Blockchain”. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về CCIP. Đừng quên, theo dõi thêm nhiều bài viết của chúng tôi để cập nhật thêm các thông tin mới nhất nhé.
Comments (No)