Chaikin Money Flow (CMF) được đánh giá là một trong những chỉ báo khối lượng tốt nhất trong hệ thống các Volume Indicators hiện nay. Vậy CMF là chỉ số như thế nào và được sử dụng ra sao trong quá trình phân tích kỹ thuật? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được những thông tin quan trọng của chỉ báo này nhé!
Nội dung chính
Chaikin Money Flow (CMF) là gì?
Chỉ báo CMF được ra đời vào năm 1966 bởi Marc Chaikin. Đây là người sở hữu kinh nghiệm dày dặn trong các hoạt động giao dịch trên thị trường, đồng thời là nhà phân tích – trưởng bộ phận Quyền chọn của một Broker lớn tại phố Wall và một nhà môi giới chứng khoán nổi tiếng.
CMF là sự kết hợp giữa khối lượng giao dịch và giá để thể hiện được sự ra vào của dòng tiền trên thị trường trong những khoảng thời gian nhất định. Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể đánh giá được áp lực mua bán cũng như biến động của dòng tiền trong những thời điểm khác nhau.
Trong đó, khối lượng dòng tiền thể hiện được sự quan tâm của các nhà đầu tư, chứng tỏ được rằng một tài sản có đang nhận được dòng tiền lớn hay không. Bên cạnh đó, nó còn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cân đo đong đếm tính thanh khoản của thị trường. Khi kết hợp khối lượng dòng tiền với các diễn biến giá, nhà giao dịch có thể nắm bắt tâm lý thị trường và xu hướng giá một cách chính xác hơn.
Công thức chỉ báo Chaikin Money Flow (CMF)
CMF (x) = Tổng khối lượng dòng tiền trong x kỳ / Tổng khối lượng giao dịch trong x kỳ.
Trong đó,
- x là số chu kỳ được sử dụng và mặc định của CMF là 20 kỳ. Tuy nhiên, con số 21 thường được mọi người sử dụng nhiều hơn.
- Khối lượng dòng tiền mỗi kỳ được tính dựa trên hệ số dòng tiền nhân với khối lượng giao dịch.
- Hệ số dòng tiền mỗi kỳ được tính như sau: [(Close – High) – (High – Close)]/(High – Low), với High là giá cao nhất, Low là giá thấp nhất còn Close là giá đóng cửa.
- Do hệ số dòng tiền có thể dao động từ -1 đến 1 nên giá trị CMF có thể âm hoặc dương. Đường ngang 0.0 được đưa ra với tư cách là trung tâm của chỉ báo này.
Cách cài Chaikin Money Flow (CMF) trên Trading View
Ý nghĩa của Chaikin Money Flow (CMF)
Ý nghĩa của chỉ báo này chủ yếu sẽ xoay quanh những vấn đề sau:
Xác định dòng tiền
Ý tưởng của chỉ báo này là nhằm so sánh khối lượng và giá của một tài sản với phạm vi giao dịch của tài sản đó (giá cao nhất – giá thấp nhất). Dựa vào đó, những trạng thái của dòng tiền có thể được xác định. Cụ thể hơn, chỉ báo này giúp chúng ta trả lời câu hỏi liệu dòng tiền đang chảy vào hay chảy ra khỏi thị trường.
Ban đầu, CMF chủ yếu được sử dụng chủ yếu đối với thị trường chứng khoán, nhưng hiện tại nó đã có thể được áp dụng với thị trường Crypto.
Xác định mối quan hệ giữa dòng tiền và giá
Giữa dòng tiền và giá thì dòng tiền đóng vai trò là nguyên nhân còn giá đóng vai trò là hệ quả. Cụ thể, dòng tiền sẽ mang tính thúc đẩy sự tăng/giảm giá. Ví dụ trong 1 xu hướng tăng, nếu dòng tiền đủ mạnh, nó có thể đẩy giá tiếp tục tăng cao hơn; ngược lại, nếu dòng tiền không đủ mạnh, nó có thể khiến giá cả suy yếu dẫn đến đảo chiều sang giảm.
Như vậy, có thể kết luận rằng dòng tiền là yếu tố đi trước giá và chỉ khi dòng tiền “ủng hộ” giá thì xu hướng giá mới có thể ổn định.
Khả năng phù hợp với các loại tài sản
Thông thường, những tài sản có vốn hoá thị trường lớn mới sở hữu khối lượng giao dịch lớn. Bởi vậy, trong quá trình xem xét các dòng tiền, chỉ những dòng tiền lớn mới được xem xét và tính toán đến. Trong khi đó, chỉ số CMF có thể loại bỏ được những biến số lớn về vốn hoá thị trường, dẫn đến việc nó có thể được áp dụng rộng rãi với mọi loại tài sản bất kể là dòng tiền nhỏ hay lớn.
Làm thế nào để sử dụng Chaikin Money Flow (CMF) hiệu quả
Trong quá trình áp dụng CMF, anh em có thể ghi nhớ nguyên tắc cơ bản sau: đánh giá thị trường dựa vào vị trí của CMF so với đường trung tâm 0.0.
- Nếu CMF > 0 hay đường CMF nằm trên 0.0: Đây là tín hiệu cho thấy thị trường đang trong giai đoạn tích luỹ với áp lực mua cao. Lúc này, quyết định mua sẽ có lợi hơn.
- Nếu CMF < 0 hay đường CMF nằm dưới 0.0: Đây là tín hiệu cho thấy thị trường đang trong giai đoạn phân phối với áp lực bán cao. Lúc này, quyết định bán sẽ có lợi hơn.
Giao dịch thuận xu hướng
Giao dịch thuận xu hướng có nghĩa là đối với xu hướng tăng, chúng ta đợi những dấu hiệu xu hướng tăng để vào lệnh và ngược lại. Các tín hiệu cụ thể như sau:
- Đường CMF di chuyển từ dưới lên và cắt đường 0.0: tín hiệu cho lệnh mua.
- Đường CMF di chuyển từ trên xuống và cắt đường 0.0: tín hiệu cho lệnh bán.
Khi giao dịch trong thực tế các bạn nên thực hiện theo 3 bước:
Bước 1: Xác định xu hướng trước
Để xác định tốt xu hướng, anh em có thể sử dụng đường MA hoặc đường trendline để xem chart giá đang đi như thế nào.
Bước 2: Tìm điểm vào lệnh
Tại đây, anh em có 2 cách để tìm:
- Cách 1: Đối với xu hướng tăng, anh em có thể vào lệnh Buy khi đường CMF di chuyển từ dưới lên và cắt đường 0.0. Đối với xu hướng giảm, anh em có thể vào lệnh Sell khi đường CMF di chuyển từ trên xuống và cắt đường 0.0.
Tuy nhiên, đối với cách này, anh em cần cẩn trọng đối với các tín hiệu không rõ ràng.
- Cách 2: Anh em sử dụng thêm đường +0.05 và -0.05 hoặc +0.01 và -0.01. Đối với xu hướng tăng, nếu đường CMF di chuyển từ dưới lên và cắt đường +0.05, anh em có thể vào lệnh Buy với giao điểm này. Ngược lại, anh em có thể vào lệnh Sell khi đường CMF di chuyển từ trên xuống và cắt đường -0.05
Bước 3: Chốt lời và cắt lỗ
- Điểm chốt lời: Đối với lệnh Sell, anh em có thể đặt Take Profit tại giao điểm của đường CMF từ dưới lên và đường 0.0 hoặc +0.05. Đối với lệnh Buy, anh em có thể đặt tại giao điểm của CMF từ trên xuống và đường 0.0 hoặc -0.05.
- Điểm cắt lỗ: Stop-loss có thể được đặt tại đỉnh gần nhất với lệnh Sell và dưới đáy gần nhất với lệnh Buy.
Lưu ý: Với cách giao dịch này, áp lực mua bán trở nên rõ ràng và mạnh mẽ nhất khi đường cắt đủ dài. Cụ thể hơn, nếu CMF di chuyển từ dưới lên và cắt +0.05 thì ít nhất nó phải xuất phát từ -0.05 tiếp theo tăng lên và cắt +0.05. Nếu CMF di chuyển từ trên xuống và cắt đường 0.0 thì tín hiệu sẽ xuất hiện rõ ràng nhất khi CMF cần xuất phát từ vị trí cách xa 0.0 đủ lớn, tiếp theo mới giảm xuống và cắt đường 0.0.
Giao dịch với tín hiệu giao cắt mở rộng
Với lưu ý phía trên, chúng ta có thể vận dụng độ dài lớn của đường cắt để mở rộng vùng trung tâm và thực hiện giao dịch dựa vào những tín hiệu với đường mở rộng. Đường mở rộng ở đây có thể là +/- 0.1 hoặc +/- 0.15 hay +/-0.2, tuỳ thuộc vào biến động của thị trường. Độ rộng của vùng trung tâm càng lớn thì tín hiệu gây nhiễu càng ít; đồng nghĩa với việc khả năng xuất hiện các giao điểm là rất hiếm.
Điểm đặc biệt của chiến lược này là nó không yêu cầu anh em phải giao dịch thuận xu hướng. Bởi nếu đường CMF có độ dài lớn, tăng một mạch từ dưới lên hoặc giảm một mạch từ trên xuống có nghĩa là một dòng tiền vô cùng lớn đang xuất hiện trên thị trường. Lúc này, khả năng thị trường tích lũy để đẩy giá lên cao hoặc phân phối để kéo giá xuống thấp là rất cao, đồng nghĩa với việc nó có nhiều khả năng bắt đầu một xu hướng mới.
Cách vào lệnh thực tế:
- CMF di chuyển từ -0.1 lên và cắt 0.1: vào lệnh Buy.
- CMF di chuyển từ 0.1 xuống và cắt -0.1: vào lệnh Sell.
Lưu ý: Đối với trường hợp CMF pullback lên trên đường 0.0 thì khả năng giá vẫn tăng nhưng nó sẽ không vượt qua được đỉnh trước. Ngược lại, nếu CMF pullback xuống dưới đường 0.0 thì giá vẫn giảm nhưng không giảm xuống sâu hơn so với đáy trước đó. Trong trường hợp không thoả mãn được những điều kiện này thì nó không được gọi là pullback.
Phân kỳ và hội tụ của CMF và đường giá.
Đây chắc hẳn là chiến lược giao dịch đã quá quen thuộc đối với những nhà giao dịch thường xuyên sử dụng chỉ báo dao động. Cụ thể:
- Phân kỳ: Khi giá tạo ra đỉnh sau cao hơn nhưng CMF lại tạo đỉnh sau thấp hơn so với đỉnh trước thể hiện sự suy yếu dần của xu hướng hiện tại, dẫn đến khả năng đảo chiều từ tăng sang giảm cao. Do vậy, lệnh Sell lúc này có tiềm năng đem lại lợi nhuận lớn hơn.
- Hội tụ: Khi giá tạo ra đáy sau thấp hơn nhưng CMF lại tạo đáy sau cao hơn so với đáy trước thể hiện sự suy yếu của xu hướng giảm hiện tại, dẫn đến khả năng cao thị trường sắp đảo chiều từ giảm sang tăng. Bởi vậy, lệnh Buy có lợi nhuận tiềm năng cao.
Lưu ý: Hiện tượng phân kỳ và hội tụ giữa CMF và giá vẫn có khả năng tạo ra những tín hiệu sai, đặc biệt là khi xu hướng tăng hay giảm trên thị trường đang diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó, đối với những nhà giao dịch chưa có nhiều kinh nghiệm, việc giao dịch với xu hướng đảo chiều sẽ khó tiếp cận hơn so với giao dịch thuận xu hướng.
Ưu nhược điểm của Chaikin Money Flow (CMF)
Nhìn chung, chỉ báo CMF sở hữu một thế mạnh lớn trong việc thể hiện và giúp nhà đầu tư xác nhận xu hướng. Đồng thời có khả năng cung cấp các tín hiệu cần thiết đối với sự đảo chiều xu hướng. Tuy nhiên, CMF cũng không phải là một chỉ báo hoàn hảo đến mức anh em có thể sử dụng nó một cách độc lập. Thay vì vậy, anh em có thể kết hợp CMF với nhiều công cụ và chỉ báo khác như kháng cự – hỗ trợ, đường MA, hay các mô hình nến. Dựa vào đó, xác suất anh em có được những phân tích chính xác là cao hơn.
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được những thông tin quan trọng liên quan đến chỉ báo Chaikin Money Flow (CMF). Dựa vào đó, hy vọng anh em có thể nắm được những thế mạnh và cách sử dụng CMF sao cho hiệu quả để có được lợi nhuận tối ưu nhất. Chúc anh em thành công!
Bài viết cùng chủ đề
➤ Chỉ báo MACD – Điểm đặc biệt khi sử dụng
Comments (No)