Nansen là gì? Cách sử dụng Nansen phân tích chuyên sâu

Cách sử dụng Nansen – một trong những công cụ phân tích On-chain đem lại nhiều dữ liệu là gì? Cùng tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về Nansen cũng như công dụng và cách sử dụng của công cụ này nhé!

Nansen là gì?

Quá trình phân tích dữ liệu On-chain đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn bởi khả năng đem lại những phân tích chính xác cũng như giúp các nhà đầu tư đạt được hiệu quả đầu tư lớn hơn. Nansen chính là một trong những công cụ hỗ trợ phân tích On-chain rất hiệu quả với hàng triệu ví được dán nhãn – đây cũng là một thế mạnh rất lớn của Nansen khi so sánh với những nền tảng nổi tiếng khác như CryptoQuant hay Glassnode. Các nhãn này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp phân biệt ví dựa vào đặc tính như gắn với từng tổ chức, airdrop hay những ví kiếm lợi nhuận nhiều với NFT.

Ban đầu, vào năm 2021, Nansen là một tổ chức nhỏ bé với vỏn vẹn 25 thành viên. Đến tháng 6 năm 2022, tổ chức này đã có những phát triển nổi bật với gần 150 thành viên. Đây cũng là một minh chứng cho thấy sự phát triển của Nansen đang vô cùng mạnh mẽ.

Giao diện chính của Nansen

Trang chủ của Nansen sở hữu giao diện như dưới đây:

  1. Nơi đăng ký plan Nansen.
  2. Nơi chứa các tài nguyên của Nansen như hướng dẫn sử dụng, blog, …
  3. Cộng đồng đặc biệt của Nansen: chứa các “alpha leak”. Anh em sẽ được yêu cầu đăng ký gói cao cấp nhất để truy cập.
  4. Những tính năng cao cấp dành cho tổ chức.
  5. Giới thiệu về Nansen.
  6. Nơi đăng nhập khi đã đăng ký plan.

Các gói trả phí của Nansen

Nansen hiện đang có 4 gói trả phí với những thông tin như sau:

Tất nhiên, các gói trả phí càng cao, anh em sẽ càng được cung cấp nhiều tính năng mới. Với gói Standard, nhìn chung chúng ta đã có đầy đủ những tính năng cần thiết cho quá trình phân tích On-chain. Tuy nhiên, với gói VIP, anh em không chỉ được sử dụng toàn bộ tính năng mà còn có thể download dữ liệu và bộ lọc. Với gói cao nhất – gói Alpha, anh em còn được tham gia cộng đồng riêng với nhiều quyền lợi hấp dẫn khác.

Các nhãn trên ví Nansen

Các nhãn trên Nansen được thiết lập nhằm giúp quá trình định vị của người dùng đối với các thuộc tính ví diễn ra nhanh chóng hơn. Các nhãn sẽ có cấu trúc là những nhóm nhãn lớn, theo sau là những nhãn nhỏ cụ thể hơn. Các nhóm này bao gồm:

  • Smart Money Wallet Labels: Đây là những ví có lợi nhuận lớn dựa trên hành vi đặc biệt như mua bán NFT, cung cấp thanh khoản, nhận airdrop…
  • High Value Wallet Labels: Đây là nhãn dành cho những ví có giá trị lớn, chứa ETH hoặc token đa dạng.
  • Trader Type Wallet Labels: Đây là nhãn thể hiện hành động giao dịch của ví như từng là nạn nhân của Sandwich Attack của MEV hay thường xuyên giao dịch ở DEX, …
  • NFT Collector Wallet Labels: Đây là những ví chứa NFT.
  • Unique Identifiers Labels: Đây là các ví sở hữu tên đặc trưng như Opensea hay ENS.
  • Token Sale Labels: Đây là những ví chỉ tham gia các đợt bán token.
  • Fund Storage Wallet Labels: Contract chứa token của dự án.
  • Administrative Wallet Labels: Contract có mục đích của dự án.
  • Misc. Wallet Labels: Những ví với thuộc tính khác.

Cách sử dụng Nansen trong giao diện phân tích

Như đã đề cập, Nansen hiện đang có 4 gói chính. Tuy nhiên để phù hợp với ngân sách của đa số người dùng, những hướng dẫn dưới đây sẽ sử dụng gói Standard.

Đối với giao diện phân tích của Nansen chúng ta sẽ tìm hiểu từ các mục chính đến mục nhỏ như sau:

Quick Access: Khu vực này chứa thông tin thường xuyên được tìm kiếm, gồm có:

  1. Blockchain: Chọn Blockchain để khám phá dữ liệu.
  2. Home: Trang chủ với dữ liệu được phổ biến được sử dụng.
  3. Hot Contracts: Khu vực chứa những contract được dùng phổ biến nhất.
  4. Smart Money: Các thông tin liên quan đến Smart Money hay ví thuộc Smart Money Wallet Labels.
  5. Token God Mode: Chứa những thông tin cần thiết về altcoin mà bạn muốn tìm.
  6. Wallet Profiler: Chứa thông tin ví mà anh em tìm kiếm.
  7. NFT Paradise: Chứa thông tin tổng quan về thị trường NFT.

Bên dưới phần Quick Access, anh em có thể thấy có một số tính năng khác được cung cấp, Đây là những nhóm thông tin với chủ để lớn hơn mà một vài thành phần nhỏ đã được đưa ra phần Quick Access.

  1. Discovery: Khu vực cung cấp thông tin tổng quan của thị trường.
  2. Diligence: Khu vực cung cấp thông tin để giúp đưa ra quyết định đầu tư.
  3. Defense: Khu vực cung cấp thông tin liên quan đến tổn thất.
  4. NFT: Cung cấp thông tin NFT.
  5. Projects: Cung cấp thông tin chi tiết về các dự án.
  6. Multichain: cung cấp về Multichain của Blockchain.

Hướng dẫn sử dụng Quick Access

Home

Mục này bao gồm:

  1. Hot Contracts (Ethereum logo): Mục này sẽ cho anh em những thông tin về contract nhận được nhiều tương tác nhất trên Ethereum.
  2. Hot Contracts: Tại đây, anh em sẽ nắm được những Contract sở hữu lượng tương tác lớn nhất tính trên nhiều chain.
  3. Gas Consumer Accounts: Thông tin về những Contract tiêu tốn nhiều Gas nhất trên Ethereum.
  4. Stablecoin Net Exchange Flow: Thông tin về lượng Stablecoin ròng được nạp lên sàn Ethereum.
  5. Hot NFTs: Thông tin về những NFT sở hữu lượng giao dịch lớn nhất trong ngày.
  6. Smart Money Token Holdings: Thông tin về các token được ví Smart Money nắm giữ nhiều nhất.
  7. ETH Exchange Flow: Thông tin về tình trạng nạp ETH, rút ETh trên sàn giao dịch.
  8. Smart Money Token Inflow: Những token được đưa nhiều nhất vào ví Smart Money.
  9. Smart Money Token Outflow: Những token được chuyển ra nhiều nhất khỏi ví Smart Money.
  10. GM Digest – Market News: Các tìn tức được Nansen tổng hợp mỗi ngày.

Hot Contracts

Đây là tính năng hạn chế đối với tài khoản Standard.

Smart Money

Tại đây, anh em có thể nắm được tình hình thị trường một cách tổng quan thông qua hành động của ví Smart Money.

  1. Segment: Đây là bộ lọc để anh em lọc được những thành phần muốn xem trong Smart money. Bạn có thể xem tất cả hoặc chỉ một vài ví mà mình muốn.
  2. DEX Trades: Những thông tin liên quan đến giao dịch DEX của Smart Money.
  3. Transactions: Đây là thông tin về transactions và những tương tác của Smart Money với contract.
  4. Token Holdings: Sự phân bổ token trong Smart Money wallet.

Token God Mode

Đây là tính năng giúp anh em nắm được thông số cụ thể của các Altcoin như Ethereum, BNB Smart Chain hay Solana, …

Anh em chỉ cần gõ địa chỉ hoặc tên token vào mục tìm kiếm để nắm được thông tin, bao gồm:

  1. Tên và ticker.
  2. Transactions: Thông tin về chuyển token, mua bán,…
  3. Token Distribution: Sự phân bổ token trong các ví.
  4. Exchanges: Thông tin token trên sàn giao dịch.
  5. Smart Money: Thông tin ví Smart Money chứa token.

Wallet Profiler

Đây là nơi anh em có thể track những thông tin cụ thể về ví như đối với track token. Bạn cũng thực hiện nhập địa chỉ ví và tìm kiếm.

Những thông tin được hiển thị sẽ bao gồm:

  1. Địa chỉ ví (bao gồm Nhãn nếu có).
  2. Những hoạt động tổng quan của ví.
  3. Những địa chỉ mà ví thường xuyên tương tác.
  4. Hoạt động NFT.
  5. Một số nhãn khác đối với những ví có nhiều nhãn.

NFT Paradise

Đây là nơi anh em có thể quan sát được tổng quan thị trường NFT cũng như NFT Marketplace như X2Y2 hay Opensea, …

Những thông tin được hiển thị bao gồm:

  1. Bộ lọc marketplace: Anh em có thể lựa cọn xem tổng quan thị trường hoặc xem cụ thể Marketplace.
  2. Bộ lọc Wash Trading.
  3. Market Overview: thông tin thị trường tổng quan.
  4. Mint Master: những hoạt động liên quan đến Mint Master – người thu được lợi nhuận lớn thông qua mint NFT.
  5. Smart Money: Những hoạt động của Smart Money thuộc thị trường NFT.

Hướng dẫn sử dụng Discovery

Một số thành phần nhỏ của Discovery đã được chuyển ra mục Quick Access bao gồm: Hot Contracts, Smart Money. Những phần khác trong mục này bao gồm Token Flows, Stablecoin Master, ETH Tracker, Entity Billboard, Dex Trades Live, Gas Tracker, ETH2 Deposit Contract.

Token Flows

Đây cũng là tính năng hạn chế đối với gói Standard.

Stablecoin Master

Đây là nơi tổng hợp những xu hướng của Stablecoin như việc nạp rút trên các sàn giao dịch hay hoạt động của các ví trữ Stablecoin. Các thông tin bao gồm:

  1. Exchanges: Tình hình hoạt động của Stablecoin trên các sàn giao dịch.
  2. Notable Wallets: hoạt động của những ví với số lượng trữ Stablecoin lớn nhất.
  3. Volume: Khối lượng giao dịch của số người gửi hoặc của từng Stablecoin.
  4. MarketCap: Biểu đồ vốn hoá theo thời gian của Stablecoin.

ETH Tracker

Đây là mục tập trung vào các thông tin liên quan đến ETH như sự phân bổ, khối lượng giao dịch trên sàn,… Các mục chính bao gồm:

  1. ETH on Exchange: Đây là những dữ liệu liên quan đến hoạt động của ETH trên các sàn giao dịch, bao gồm:
  • ETH Balances on Exchanges.
  • ETH Exchange Flow.
  • ETH On-chain Flow Volume per Exchange.
  1. Ethereum Contract: Đây là dữ liệu thể hiện số lượng contract được triển khai mỗi tháng như: Contract Deployed per Month.
  2. Notable Transaction & Wallet: Đây là những giao dịch và ví nổi bật về Ethereum với những dữ liệu nhoe hơn về top transaction, top volume addresses hay top ETH balances.

Entity Billboard:

Đây là khu vực cung cấp thông tin về thông số người dùng, lượng giao dịch của những dự án lớn. Tuy nhiên, những tính năng tại đây có thể không đảm bảo được độ chính xác hoàn toàn do đang ở phiên bản beta.

Dex Trades Live

Tương tự Entity Billboard, tính năng này cũng đang trong giai đoạn phát triển để cung cấp những cập nhật các lệnh trực tiếp trên sàn DEX.

Gas Tracker

Khu vực này cung cấp những thông tin về gas trên Ethereum, bao gồm:

  • Median Gas Price.
  • Gas Consumer Account.
  • EIP 1559: Transaction Adoption.
  • Gas Consumer Entities.
  • Share of Gas Fees of Top 20 Gas Spender Entities.
  • Share of Gas Fees of Top 20 Gas Consumer Entities.
  • Gas Spender Entities.
  • Gas Spender Accounts.

ETH2 Deposit Contract

ETH2 là Smart Contract được hoàn thiện để phục vụ việc stake ETH cho ETH 2.0. Tính năng này sẽ cho biết những dữ liệu liên quan như số validator tham gia stake, số ETH đang được stake, …

Hướng dẫn sử dụng Diligence

Tương tự như Discovery, một số dữ liệu đã được cung cấp trong Quick Access là Token God Mode, Wallet Profiler, các tính năng khác bao gồm Wallet Profiler for Token, Wallet Pair Profiler, Token Overlap, Token Movement.

Wallet Profiler for Token

Do tập trung vào một token và một ví, nên đây có thể được xem là một phiên bản chi tiết hơn của Wallet Profiler. Tương tự như những mục khác, anh em chỉ cần nhập địa chỉ ví hoặc token để tìm kiếm để check được những thông tin cụ thể:

  1. Địa chỉ ví và tên nhãn.
  2. Tên token.
  3. Wallet Profiler for Token: Thông tin token trong ví tổng quan.
  4. Top Depositors: Những ví có khối lượng giao dịch chuyển token này lớn nhất vào ví đang check.
  5. Top Recipients: Những ví có khối lượng giao dịch nhận token này lớn nhất vào ví đang check.

Wallet Pair Profiler

Đây là tính năng giúp anh em nắm bắt được những tương tác giữa 2 ví, anh em sẽ cần nhập 2 địa chỉ để tìm kiếm.

Dưới đây là ví dụ về những tương tác giữa ví của Jump Trading và một ví thuộc sàn Coinbase.

Token Overlap

Tính năng này cho phép anh em tìm kiếm được những ví chứa 2 token.

Token Movement.

Tính năng này cho phép theo dõi dựa vào một khoảng thời gian nhất định đối với sự biến chuyển của một token.

Lưu ý: Minimum Change ở đây được tính dựa trên token chứ không phải giá trị token đó.

Dưới đây là ví dụ về CRV và những biến động của nó trong khoảng thời gian từ 01/07/2022 đến 26/07/2022.

Hướng dẫn sử dụng mục Defense

Hiện tại, Sandwich Attack là thông tin duy nhất được hiển thị tại đây. Sandwich Attack là một trong những cách tấn công MEV để lấy lợi nhuận dựa. Nạn nhân của cuộc tấn công này sẽ bị tổn thất rất nhiều tài sản khi swap. Anh em có thể theo dõi ví dụ sau đây:

Hướng dẫn sử dụng mục NFT

Đây là nơi tổng hợp các dữ liệu có liên quan đến NFT như NFT Paradise, NFT God Mode, Trends, Rarity Profiler, NFT Item Profiler. NFT Paradise là mục đã xuất hiện trong phần Quick Access. Chúng ta sẽ tiếp tục với những mục sau:

NFT God Mode

Đây là phiên bản tương tự như Token God Mode, nhưng được sử dụng để tìm kiếm các dữ liệu liên quan đến NFT như độ hiếm, hodlers, … Các thông tin bao gồm:

  1. Tên NFT.
  2. Bộ lọc Wash Trading.
  3. Tổng quan NFT.
  4. Balance được phân tích sâu và chi tiết.
  5. Đặc tính Hodler.
  6. Thống kê lệnh mua và người mua đặc biệt.
  7. Thông tin listing.
  8. Thông tin về những NFT liên quan khác.
  9. Độ hiếm của NFT.

Trends

Đây là mục đưa ra cho anh em những thông tin về xu hướng NFT như số giao dịch, lượng người dùng, … Ngoài ra, thông qua indexes – tập hợp nhiều NFT top theo chủ đề cũng có thể thể hiện xu hướng NFT.

Rarity Profiler

Anh em có thể lọc thông tin NFT cùng trit cụ thể bằng cách nhập tên NFT, chọn trait và nhấn tìm kiếm.

NFT Item Profiler

Tại đây, bạn cũng có thể nắm được những dữ liệu cụ thể của NFT thông qua việc tìm kiếm ID.

Project và Multichain là phần còn lại, cung cấp dữ liệu cụ thể của Blockchain hoặc dự án. Do mỗi nền tảng sở hữu dữ liệu khác nhau nên nhu cầu sử dụng không được phổ biến như những dữ liệu trên.

Hướng dẫn sử dụng Smart Alerts

Anh em có thể kích hoạt Smart Alerts, bạn có thể tìm kiếm ở góc phải phía trên màn hình. Tính năng này giúp anh em theo dõi được tất cả những hành động của ví mà anh em muốn kiểm tra.

Để thiết lập thông báo, anh em nhấn vào Create New Alert. Việc thiết lập thông báo cũng sẽ được giới hạn tùy thuộc vào từng gói. Đối với gói Standard, chúng ta sẽ có giới hạn là 3 thông báo. Các tùy chọn bao gồm:

  1. Alert name: Tên thông báo.
  2. Alert Description: Mô tả thông báo.
  3. Network: Mạng lưới nhận thông báo.
  4. Token Type: Dạng token:
  • All: Nhận thông báo tất cả tài sản.
  • NFT only: chỉ nhận NFT.
  1. Event Types: Dạng hoạt động:
  • Transaction: Nhận transaction (tương tác với contract).
  • Contract Creation: Tạo contract.
  • Token Transfer: Chuyển token sang ví khác, lên sàn…
  1. Addresses: Nhập ví muốn theo dõi. Anh em có thể nhập nhiều địa chỉ để theo dõi nhiều ví hoặc bỏ qua nếu chỉ muốn cập nhật thông tin về giao dịch token hay contract.
  2. Min USD Value: Nhận thông báo với giá trị nhỏ nhất là gì?
  3. Labels: Thông báo hành động ví dựa trên nhãn chỉ định, sử dụng ô này khi anh em muốn track thông tin contract, token.
  4. Entities: Thông báo hành động ví dựa vào nhãn thuộc tổ chức được chỉ định, sử dụng ô này khi anh em muốn track thông tin contract, token.
  5. Tokens: Token bạn muốn theo dõi.
  6. Exclude Tokens: Token bạn không muốn theo dõi.
  7. Chọn kênh nhận thông báo.
  8. Nhập địa chỉ tương ứng của kênh.

Cách sử dụng Nansen hiệu quả

Tương tự như các công cụ phân tích On-chain khác, những dữ liệu của Nansen là những dữ liệu thô. Do đó, nếu muốn sử dụng dữ liệu hợp lý và hiệu quả, anh em sẽ cần phải nắm được cách kết hợp các dữ liệu với nhau. Dưới đây là một số cách để ứng dụng Nansen hiệu quả:

1/ Kiểm tra việc trả token

Việc trả token thường tạo ra một lượng giá trị tương đối lớn trên thị trường. Do đó, để check được vấn đề này, anh em có thể tìm kiếm Smart Money Inflow ở Home. Cùng tìm hiểu một ví dụ sau đây về RSR của dự án Reserve Right – dự án đứng đầu bảng với tổng giá trị lên đến 15 triệu USD trong số giá trị chuyển vào ví Smart Money, gấp 20 lần so với token thứ 2.

Tại đây, để xem được Token God Mode, anh em nhấn chuột phải. Dữ liệu sẽ giúp anh em trả lời được câu hỏi là RSR di chuyển vào ví của những ai.

Dựa vào dữ liệu ngày 29/07/2022, tổng ví Smart Money đột ngột tăng lên gần 3 tỷ RSR trong khi số lượng RSR của ngày 28 chỉ là khoảng 46 nghìn RSR. Khi kéo xuống dưới, anh em có thể quan sát được 4 cái tên nổi bật với 3 tên đầu là quỹ đầu tư và tên cuối cùng có chữ “Investor”.

Nếu cộng tất cả Balance lại, chúng ta sẽ nhận được kết quả khoảng 15 triệu USD, gần bằng với con số được gửi vào ví Smart Money ở trên. Như vậy, có thể thấy, đây là 4 ví nhận được một lượng lớn SRS trong ngày 29/07/2022.

Để kiểm tra kỹ hơn xem liệu đây có thực sự là đợt trả token không, anh em có thể thực hiện tìm kiếm các nhà đầu tư của Reserve Right. Rõ ràng, 2/4 nằm ở mục đầu tư với hai cái tên là BlockTower Capital và Arrington XRP Capital.

Với những dữ liệu đó, có thể kết luận được rằng khả năng cao đây là đợt trả token của Reserve Right.

Đối với dữ liệu của những ngày tiếp theo, có thể thấy đứng đầu Smart Money vẫn là RSR nhưng nằm trong Outflow. Vẫn với những thao tác phía trên, chúng ta có thể check được Arrington XRP Capital đã thực hiện chuyển nhiều RSR lên Binance với giá trị gần tương tương tại mục Smart Money Token Outflow.

Điều đó có nghĩa là trong ngày hôm đó Arrington XRP Capital là quỹ duy nhất đưa RSR ra khỏi ví và chuyển lên Binance. Tuy nhiên, khi đến được kết luận này, anh em không thể chắc chắn được rằng lượng coin này có được bán ra hay không. Do đó, chúng ta sẽ cần tìm kiếm, kết hợp thêm các công cụ khác cho đến khi nhận được những tín hiệu thực sự rõ ràng.

2/ So sánh BTC và Stablecoin trong ví Smart Money

Dưới đây, anh em có thể thấy được dữ liệu về tương quan giữa giá BTC và thị phần Stablecoin trong ví Smart Money. Hay nói cách khác, chúng ta sẽ nắm được xem lượng Stablecoin sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm so với những tài sản còn lại. Tất nhiên, dữ liệu này chưa thể giúp anh em có những phán đoán cụ thể về tương lai, nhưng nó có thể được dùng để tham khảo hoặc bổ trợ cho những dữ liệu khác.

Anh em truy cập vào Smart Money, chọn Token Holdings, chọn All trong Segment để nắm được thị phần stablecoin trong ví Smart Money.

3/ Kiếm lợi nhuận dựa vào Smart Money

Như đã đề cập, đây là những người có khả năng kiếm được lợi nhuận tốt. Do vậy, việc theo sát những hành động của họ cũng là một cách để học hỏi và giúp anh em có được lợi nhuận tốt. Một số cách để anh em theo sát Smart Money bao gồm

  • Theo dõi Airdrop Pro.
  • Theo dõi Mint Master.
  • Tham gia Yield Farming

Công thức chung trong quá trình theo dõi Smart Money là anh em nhận diện ví, đưa địa chỉ ví vào Smart Alert để theo dõi.

Đối với gói Standard, việc theo dõi Airdrop Pro là khá khó khăn do không có chức năng lọc theo Labels. Anh em có thể tìm thủ công, nếu thấy thì tiện tay lưu lại. Tuy nhiên, anh em có thể dễ dàng theo dõi được NFT Mint Master với bộ lọc sẵn. Để làm được điều này, bạn tìm Mint Master trong NFT Paradise.

Đối với Yield Farming, anh em có thể áp dụng 2 cách sau:

  • Theo dõi những ví Smart Money chuyên cung cấp thanh khoản. Anh em thực hiện tương tự như đối với tìm Airdrop Pro.
  • Theo dõi Hot Contract ở phần Home. Anh em chú ý đến những Contract nhận được lượng tiền lớn, sau đó xác định xem đó là contract của dự án nào và tiền hành đánh giá độ uy tín của dự án đó.

Khi đã có được một số ví, anh em có thể thêm chúng vào Smart Alert để tiện theo dõi và nhận thông báo đối với mỗi hoạt động.

4/ Phòng tránh rủi ro Yield Farming

Đây là một phương pháp kiếm lợi nhuận thông qua quá trình gửi token. Về cơ bản, đây là một trong những hình thức kiếm lợi nhuận khá an toàn. Tuy nhiên, đôi khi các nhà đầu tư sẽ thực hiện rút thanh khoản sớm để bảo toàn lợi nhuận do biết trước thông tin hoặc có tầm nhìn về dự án. Việc theo dõi Smart Money cũng có thể giúp anh em phòng ngừa được những rủi ro đó.

Quá trình theo dõi tương tự như đã được đề cập phía trên; tuy nhiên tại đây chúng ta sẽ tập trung hơn vào việc theo dõi xem Smart Money đã deposit lượng lớn tiền vào Contract hay không hay thêm thông báo về Contract để nắm được thời điểm có lượng tiền lớn của Smart Money bị rút ra.

5/ Tham khảo nghiên cứu của Nansen

Nếu anh em là người mới hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc phân tích On-chain, anh em cũng có thể tham khảo các bài nghiên cứu của chính Nansen để thành thạo được việc sử dụng các công cụ cũng như nắm được quy trình phân tích của chính người tạo ra công cụ đó. Tất nhiên, do đây là những phân tích về một phần thị trường nên những điều anh em tìm kiếm có thể sẽ không có sẵn. Tuy nhiên, đây vẫn là một quá trình học hỏi cần thiết và có thể đem lại cho anh em nhiều kinh nghiệm.

Để tham khảo những nghiên cứu này, anh em truy cập vào phần Resource và chọn Research hoặc Reports.

Với những thông tin phía trên, chắc hẳn anh em đã nắm được những thông tin chi tiết về Nansen cũng như cách sử dụng Nansen để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thông qua đó, hy vọng anh em sẽ có quá trình học hỏi tích cực để lĩnh hội được kiến thức và kinh nghiệm cần thiết cho quá trình phân tích On-chain. Dựa vào đó, anh em có thể tránh được những rủi ro không đáng có cũng như tối ưu hoá được lợi nhuận của mình. Chúc anh em thành công!

Bài viết cùng chủ đề

Tokenomics là gì? Tìm hiểu chi tiết về Tokenomics của 1 dự án chuẩn

Open Interest là gì? Có tác dụng gì khi phân tích On Chain

Coin Days Destroyed (CDD) là gì? Cách ứng dụng CDD phân tích On Chain

Comments (No)
Leave a Reply