Các loại biểu đồ thường dùng trong phân tích kỹ thuật (Trade Coin)

SangLV
SangLV
Follow me:

Các loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng để anh em có được những quan sát tốt nhất. Dựa vào đó, anh em không chỉ nắm bắt được xu hướng đồng coin mà còn có thể tìm kiếm cho mình những điểm mua bán hợp lý để đưa ra quyết định. Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được những biểu đồ cơ bản cũng như tìm hiểu xem đâu là loại biểu đồ đáng được sử dụng nhất trong phân tích kỹ thuật nhé

Các loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật

Biểu đồ đường

Biểu đồ đường

Biểu đồ đường hay Line Chart là biểu đồ đơn giản nhất được sử dụng trong trade coin. Đây là biểu đồ biểu diễn giá coin bằng cách nối tất cả các mức giá của một đồng coin lại với nhau.

Tuy được thể hiện một cách khá đơn giản nhưng biểu đồ đường cũng có thể cho anh em thấy được đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm chuyển động giá, xu hướng giá đối với các khoảng thời gian khác nhau. Bên cạnh đó, do biểu đồ đường là đường nối trực tiếp dựa trên mức giá của đồng coin nên anh em có thể quan sát được cụ thể các bước phát triển của đồng coin cũng như xem được chi tiết mức giá đối từng khoảng thời gian cụ thể.

Do tính đơn giản của nó nên anh em sẽ không thể xem được các thông tin chi tiết như giá cao nhất, giá thấp nhất trong ngày, giá mở cửa, đóng cửa của đồng coin, …

Biểu đồ thanh

Biểu đồ thanh

Biểu đồ thanh có khả năng thể hiện thông tin tốt hơn biểu đồ đường với những thông tin cụ thể bao gồm: giá mở cửa, đóng cửa, giá cao nhất, thấp nhất của đồng coin trong khung giao dịch.

Cấu tạo thanh:

Thanh dài thẳng đứng: Đây sẽ là đại diện cho một khung thời gian giao dịch như 1 giờ, 1 ngày, 1 tuần, … Tùy vào khung thời gian bạn lựa chọn mà các thanh này sẽ đại diện cho một khung thời gian tương ứng.

  • Đỉnh thanh: thể hiện mức giá cao nhất.
  • Đáy thanh: thể hiện giá thấp nhất.
  • Thanh ngang trái: thể hiện giá mở cửa
  • Thanh ngang phải: thể hiện giá đóng cửa.

Biểu đồ nến

Biểu đồ nến

Biểu đồ này ban đầu được sử dụng trong thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên, khi áp dụng vào thị trường Crypto, công cụ này vẫn phát huy được hiệu quả và khả năng của nó trong việc giúp nhà đầu tư theo dõi được xu hướng giá trên thị trường cũng như xác định những điểm mua bán phù hợp.

Xem thêm: Đăng ký sàn OKX nhận ngay quà 60.000 USD

Biểu đồ nến còn được gọi với một số tên khác như Candlestick Chart, mô hình nến hay biểu đồ nến Nhật. Munehisa Homma – một thương nhân người Nhật chính là người đã phát minh ra mô hình này vào thế kỷ 18 để ghi chép các diễn biến của giá gạo. Sau đó, mô hình này đã được Steve Nison nghiên cứu và đưa ra nguyên tắc hoạt động thông qua cuốn sách “Japanes Candlestick Charting Techniques”.

Cấu tạo của biểu đồ nến

Để tìm hiểu kỹ hơn về dạng biểu đồ này, chúng ta sẽ khám phá cấu tạo của biểu đồ với thân nến và bóng nến. 

Thân nến là gì

Thân nến là phần lớn nhất của nến, được tô màu và cho biết mức giá của đồng coin. Màu săc của thân nến sẽ được sử dụng để xác định xem đồng coin tăng giá hay giảm giá.

  • Giá giảm: thân nến sẽ được tô màu đỏ hoặc màu đen với giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
  • Giá tăng: thân nến sẽ được tô màu xanh hoặc màu trắng với giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa.

Ngoài việc nhận biết màu sắc, độ dài của thân nến cũng có thể giúp anh em xác định được lực mua và bán của thị trường. Nếu thân nến dài, có nghĩa là lực mua hoặc lực bán tương ứng đang rất mạnh và ngược lại.

Bóng nến là gì

Bóng nến là hai que nhỏ nằm ở hai đầu của thân nến để giúp anh em xác định mức giá cao nhất và thấp nhất trong khoảng thời gian nhất định.

Nên sử dụng biểu đồ nào để PTKT

Dựa vào thông tin cơ bản của các loại biểu đồ phía trên, có thể thấy mỗi loại biểu đồ đều có những ưu điểm và những hạn chế riêng trong việc thể hiện, mô phỏng mức giá. Trong đó, biểu đồ đường và biểu đồ thanh có sự đơn giản nhất định cho quá trình quan sát, giúp anh em nhận biết những chuyển động về giá tốt. Tuy nhiên, sự đơn giản lại chính là điểm trừ của hai loại biểu đồ này do nó không thể đem lại cho anh em đầy đủ các dữ kiện cho quá trình phân tích.

Biểu đồ nến là biểu đồ được khuyến khích dùng nhất trong các loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật. Lý do là bởi biểu đồ này không chỉ thể hiện được thông tin một cách đầy đủ nhất mà còn có khả năng cho thấy các biến động một cách rõ ràng dựa vào màu sắc và độ dài của thân nến. Bên cạnh đó, anh em có thể áp dụng các mô hình cơ bản sau để đọc biểu đồ một cách hiệu quả hơn.

Một số mô hình cơ bản của biểu đồ Nến

Để sử dụng được biểu đồ nến trong việc theo dõi thị trường và tìm ra điểm mua bán phù hợp, anh em không thể nào chỉ tập trung vào một nến đơn lẻ. Thay vì vậy, anh em sẽ cần quan sát một cách tổng quan và dựa trên một số mô hình cơ bản để phân tích.

Bullish Engulfing

4. Mô hình Bullish Engulfing

Đây là mô hình giúp anh em xác định được lượng người mua trên thị trường đang nhiều hơn lượng người bán. Để nhận biết, anh em có thể quan sát các cụm có 2 nến khác màu nhau; trong đó, nến giá tăng có chiều dài lớn hơn nến giá giảm (Nến có màu xanh dài hơn nến màu đỏ). Khi các nền tăng giá có chiều dài lớn hơn, đồng nghĩa với việc sức mua trên thị trường đang nhiều hơn sức bán. Hay nói cách khác, lúc này lượng cầu đang lớn hơn lượng cung, tất yếu dẫn đến việc giá có khả năng tăng.

Bearish Engulfing

Mô hình Bearish Engufting

Ngược lại với Bullish Engulfing, mô hình này có chiều dài nến giá giảm lớn hơn. Để xác định, anh em chỉ cần quan sát các cụm 2 nến xem chiều dài nến đỏ có dài hơn chiều dài nến xanh hay không. Trong trường hợp này, sức bán trên thị trường đang nhiều hơn sức mua, dẫn đến lượng cung lớn và mức giá có khả năng giảm.

Evening Star

5. Mô hình Evening Star

Đây là mô hình nến sao hôm, thường xuất hiện với nhiều dấu hiệu cho thấy sự đảo chiều mạnh mẽ của thị trường. Trong mô hình này, anh em sẽ cần quan sát nhiều nến hơn thay vì các cụm 2 nến như những mô hình trên. Trong đó, anh em có thể thấy 2 nến có chiều dài lớn với màu sắc đối nghịch nhau và một nến có chiều dài nhỏ hơn. Mô hình này thường xuất hiện tại đỉnh của một xu hướng tăng giá, thể hiện được sự chững lại của người mua và khả năng lấy lại quyền kiểm soát của người bán. Kết quả là xu hướng bán nhiều hơn và có khả năng tiếp tục phát triển, dẫn đến việc đồng coin vừa chạm đỉnh đã giảm dần đều.

Bullish Harami

Mô hình Bullish Harami

Đây cũng là mô hình mà anh em có thể quan sát dựa trên cụm 2 nến, trong đó, nến đầu tiên là nến giảm lớn, nến thứ hai là nến tăng nhỏ. Chiều dài của nến tăng nằm gọn bên hoàn toàn so với chiều dài của nến giảm trước đó. Đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng đang tạm dừng. Nếu theo sau hai cụm này là một nến tăng thì thị trường sẽ có khả năng tăng giá trong tương lai.

Bearish Harami

Mô hình Bearish Harami

Mô hình này tương tự như mô hình Bullish Harami, tuy nhiên thứ tự của nến tăng và nến giảm ngược lại so với mô hình trên. Đây là mô hình đưa ra dấu hiệu cho thấy thị trường đang có độ chững nhất định, và một số người mua đang do dự. Nếu theo sau cụm nến này là nến tăng, xu hướng giá có thể tăng. Nếu theo sau cụm nến này là một nến giảm thì xu hướng giá có thể tiếp tục trượt.

Bearish Falling Three

9. Mô hình Bullish Rising Three và Bearish Falling Three

Mô hình này cũng gồm 5 nến như với mô hình phía trên nhưng sự tăng giảm của nến là ngược lại. Cụ thể hơn, mô hình bao gồm 1 nến giảm mạnh, 3 nến tăng nhẹ và 1 nến giảm mạnh. Đây là mô hình cho thấy người bán đang có nhiều khả năng áp đảo thị trường hơn và xu hướng thị trường sắp tới sẽ giảm mạnh.

Bullish Rising Three

Mô hình này gồm 5 nến với 1 nến tăng mạnh, 3 nến giảm nhẹ và 1 nến tăng mạnh. Hay nói cách khác, lúc này mức giá đang trên đà tăng, có sự giảm nhẹ trong 3 ngày và quay lại đà tăng. Đây là mô hình cho thấy dấu hiệu tăng của thị trường trong thời gian tiếp theo. Mô hình này cũng có một biến thể bao gồm 1 nến tăng mạnh, 1 nến tăng nhẹ, 2 nến giảm nhẹ và 1 nến tăng mạnh.

Một số lưu ý với mô hình biểu đồ nến.

Tóm lại, các mô hình của biểu đồ nến Nhật đều tập trung hướng đến cuộc đối đầu giữa Bull Market và Bear Market để xem giữa người mua và người bán, giữa lượng cung và lượng cầu, giữa nỗi sợ và lòng tham, đối tượng nào đang có khả năng kiểm soát thị trường tốt hơn.

Tuy nhiên, không có mô hình nào có khả năng đưa ra những kết luận chắc chắn 100% về xu hướng giá trên thị trường. Bởi vậy, khi áp dụng anh em cần cẩn trọng trong việc phân bổ lượng vốn đầu tư, cũng như kết hợp với các công cụ phân tích kỹ thuật khác để có cho mình góc nhìn đa chiều hơn và những phán đoán tiềm năng hơn.

Một số yếu tố khác để phân tích biểu đồ coin

Giá Coin là gì

Khả năng phản ánh thị trường của giá

Giá coin không phải là một mức giá hay một con số cụ thể mà nó được thay đổi liên tục dựa vào quy luật cung – cầu của thị trường. Về cơ bản, cả thị trường Crypto và thị trường tài chính đều vận hành dựa trên quy luật Zero Sum Game. Hay nói cách khác, traders hay các nhà đầu tư thắng sẽ có được phần lợi nhuận từ người thua. Như vậy, mức giá coin trên thị trường chưa chắc đã phản ánh được đúng giá trị của đồng coin đó, mà chủ yếu thể hiện được kỳ vọng của các nhà đầu tư vào tương lai của đồng coin đó.

Cụ thể hơn, người mua kỳ vọng đồng coin sẽ tăng trong tương lai nên họ mới quyết định mua coin. Ngược lại, người bán nhìn thấy giá coin sẽ giảm trong tương lai nên họ mới đưa ra quyết định bán. Đây chính là lý do khiến đồng coin biến động không ngừng, dựa vào kỳ vọng của các nhà đầu tư về tiềm năng của đồng coin đó.

Trong quá trình xem xét biểu đồ, anh em nên quan tâm đến giá mở cửa và giá đóng cửa của nến dựa vào khung giờ bởi đây sẽ là yếu tố phản ánh đúng nhất mức độ giao dịch của đồng coin trên thị trường. Bên cạnh đó, do thị trường coin chạy liên tục chứ không có sự ngắt nghỉ như chứng khoán nên chúng ta sẽ dựa vào các khung thời gian trên biểu đồ để xác định được các mức giá này.

Các khung thời gian trên biểu đồ

Các khung thời gian

Khung thời gian trên biểu đồ cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để anh em tiếp cận thị trường một cách phù hợp với chiến thuật đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn của mình. Khung thời gian trên biểu đồ có khả năng đưa ra cho bạn những mô phỏng về giá dựa vào khung thời gian tương ứng. Ví dụ, anh em chọn khung thời gian theo giờ, các dữ liệu về giá trên biểu đồ sẽ được cập nhật theo giờ; nếu anh em chọn khung thời gian theo ngày, các dữ liệu về giá trên biểu đồ sẽ được hiển thị theo ngày.

Thông thường, các biểu đồ phân tích kỹ thuật sẽ đưa ra cho anh em 5 loại khung thời gian phổ biến bao gồm:

  • Theo phút: bao gồm 1 phút, 5 phút, 15 phút, 30 phút, …
  • Theo giờ: bao gồm 1 giờ, 2 giờ, 4 giờ, …
  • Theo ngày
  • Theo tuần
  • Theo tháng

Nguyên tắc sử dụng khung thời gian hợp lý

Về cơ bản, khung thời gian càng dài càng mô phỏng được rõ xu hướng, và các dữ liệu càng trở nên đáng tin cậy hơn. Do vậy, những khung thời gian dài thường được sử dụng để xác định những xu hướng chính.

Đối với các khung giờ ngắn, anh em có thể xem xét các dữ liệu một cách chi tiết hơn để tìm kiếm được vùng mua bán phù hợp hơn. Do vậy, anh em có thể kết hợp khung giờ dài và khung giờ ngắn để xác định được đồng thời cả xu hướng và vùng mua phù hợp.

Cụ thể hơn, với day trading (Trader giao dịch theo ngày), anh em có thể xác định xu hướng chính với những khung 30 phút, 1 giờ hoặc quan sát xu hướng ngắn hơn với khung 5 phút, 15 phút. Nhưng khung thời gian càng nhỏ tỷ lệ nhiễu càng cao, không khuyến khích anh em dùng khung <5m.

Đối với Swing Trading (Trader từ ngắn hạn đến trung hạn), anh em có thể xác định xu hướng chính với khung thời gian theo ngày (1D) hoặc theo tuần (1W). Để đánh giá xu hướng ngắn hạn hơn và tìm vùng mua/bán phù hợp, anh em có thể sử dụng các khung thời gian theo giờ như 1h, 2h, 4h, …

Đối với Position trading (Trader giao dịch dài hạn), anh em có thể sử dụng biểu đồ theo tháng (1M) để đánh giá xu hướng và dùng khung thời gian theo ngày/tuần để xem xét các yếu tố khác chi tiết hơn.

Các loại đường trung bình động

11. Các loại đường MA

Các đường trung bình động là một trong những công cụ đơn giản mà nhà đầu tư mới có thể cân nhắc sử dụng. Những đường trung bình động này có thể đem lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư cũng như giúp anh em tiết kiệm được nhiều thời gian hơn cho quá trình phân tích kỹ thuật.

Cụ thể hơn, đường trung bình động thể hiện được mức giá trung bình của cả một chuỗi giá trên thị trường. Đây là chỉ báo cho thấy được xác xu hướng tăng giảm của thị trường, theo dõi khả năng trượt giá hay tăng giá của một đồng coin.

Một số loại đường trung bình động cơ bản có thể được kể đến như:

SMA – Simple Moving Average

Đây là dạng đường trung bình động đơn giản nhất, được tính bằng trung bình cộng của một tổ hợp giá trong thời gian nhất định. Dựa vào đó, anh em có thể xác định được xu hướng giá, nhận biết được những thời điểm thích hợp để đưa ra quyết định.

SMA có khả năng phản ánh tâm lý của các nhà đầu tư rất tốt tại các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Bên cạnh đó, nó có thể loại bỏ được các nhiễu biến động trong ngắn hạn và có khả năng đem lại cho nhà đầu tư những dấu hiệu để nhận biết các bẫy trong dài hạn. Tuy nhiên, cũng chính bởi khả năng phản ứng chậm nên chỉ báo này cũng có khả năng thiếu nhạy cảm đối với những biến động giá trong ngắn hạn.

EMA – Exponential Moving Average

EMA cũng thường xuyên được sử dụng để quan sát và đưa ra các phân tích về giá trên thị trường. Tuy nhiên, công thức của EMA phức tạp hơn so với SMA bởi nó dựa trên hàm mũ. Các khoảng thời gian được sử dụng đối với đường trung bình này là 20 ngày, 30 ngày, 90 ngày, và 200 ngày.

EMA có thể phản ánh sự tác động của các giá trị tốt hơn so với SMA. Bên cạnh đó, nó có khả năng nhạy cảm với các biến động ngắn hạn, đặc biệt là các tín hiệu bất thường. Tuy nhiên, cũng chính bởi tính nhạy cảm và phản ứng nhanh với các biến động trên thị trường nên EMA cũng vô tình tạo ra độ nhiễu nhất định. Đối với những nhà đầu tư chưa có quá nhiều kinh nghiệm, độ nhiễu mà EMA tạo ra rất có thể sẽ là các bẫy nguy hiểm về giá.

Tham khảo thêm: Đường SMA và EMA là gì? Cách ứng dụng trong giao dịch Crypto, Trade coin

WMA – Weighted Moving Average

WMA cũng có công thức khá phức tạp, hướng đến tập trung vào những giá trị gần nhất với hiện tại, nhận biết những biến động của mức giá có khối lượng lớn nhất. Khi sử dụng chỉ báo này, các nhà đầu tư sẽ nhận được những tín hiệu rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn về dòng tiền.

WMA có thể khắc phục tốt được khả năng tạo nhiễu, giúp nhà đầu tư tránh được các bẫy về giá. Bên cạnh đó, WMA có thể được sử dụng kết hợp với các đường trung bình cộng khác để đem lại góc nhìn đa chiều hơn. Tuy nhiên, WMA chỉ xét trong một thời gian nhất định nên anh em sẽ cần áp dụng MA lên nhiều khung thời gian khác nhau cùng lúc để đảm bảo được độ chính xác của dự báo. WMA cũng có một số hạn chế trong việc nhận biết những biến động phức tạp, biến động chủ quan hay các yếu tố có tính chu kỳ của thị trường.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được những thông tin cơ bản về các loại biểu đồ trong phân tích kỹ thuật, cũng như tìm hiểu được thêm về các mô hình biểu đồ nến hay những thông tin quan trọng khác đối với biểu đồ. Dựa vào đó, hy vọng anh em có thể luyện tập và áp dụng thành thạo biểu đồ trong việc phân tích kỹ thuật cũng như có được những quyết định đúng đắn nhất. Chúc anh em thành công!

 

Bài viết cùng chủ đề

Dữ liệu On-chain là gì? Cách phân tích dữ liệu On chain của Bitcoin

Hỗ trợ và kháng cự là gì? Hiểu đúng thì làm sẽ đúng

DCA là gì? Cách áp dụng DCA “trăm trận trăm thắng”

Sign up for an eToro account and access more than 70 popular cryptocurrencies and crypto funds to invest in.

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

 
Telegram Channel

Thảo luận Blockchain, xu hướng mới 2024

Facebook Group

Check dự án Scam, phân tích Bitcoin & Altcoin

guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments