Binance Chain là gì? Tìm hiểu chi tiết về Binance Chain

SangLV
SangLV
Follow me:

Binance Chain là gì? Binance Chain có ý nghĩa như thế nào đối với Binance? Tác động của Chain này đối với thị trường và hệ sinh thái Cryptocurrency ra sao? Cùng tham khảo bài biết sau để nắm được những thông tin chi tiết cũng như giải đáp được các thắc mắc trên nhé!

Binance Chain là gì?

Binance Chain được Binance phát triển để trở thành một Blockchain riêng. Đây là ý tưởng đã được đội ngũ Binance ấp ủ rất lâu, ngay từ những ngày đầu tiên xây dựng dự án. Blockchain này có thể được coi như cơ sở hạ tầng trong hệ sinh thái cryptocurrency rộng lớn mà Binance xây dựng. Dựa vào đó, đội ngũ có thể phát triển thêm các sản phẩm và nền tảng khác.

1. Binance chain

Một trong những ứng dụng đầu tiên của Binance Chain là Binance DEX – Sàn giao dịch phi tập trung của Binance, được ra mắt Testnet vào tháng 2 vừa qua. Đồng coin cơ sở trên Binance Chain là BNB (Binance Coin). Tất cả các token BNB theo chuẩn ERC20 sẽ được hoán đổi sang chain mới với chuẩn BEP2 sau khi Binance Chain đi vào hoạt động.

Tại Binance Chain, người dùng có thể tạo ví của riêng mình hoặc sử dụng các ví được Binance Chain hỗ trợ như Ledger Nano S, Trust Wallet, … Binance Chain và Binance Smart Chain (BSC) cũng sẽ được kết hợp với nhau để trở thành BNB Chain nhằm phục vụ những mục đích lớn lao hơn của đội ngũ Binance. Anh em có thể tham khảo kỹ hơn về BNB Chain tại đây.

Mục đích của Binance Chain là gì?

Tầm nhìn của đội ngũ Binance gắn liền với Binance Chain, hay nói cách khác là gắn liền với việc tạo ra một Blockchain nhằm phát hành các tài sản kỹ thuật số, đồng thời có khả năng giao dịch phi tập trung. Cụ thể hơn, với Binance Chain, anh em có thể

  • Nhận và gửi BNB.
  • Phát hành những token mới trên Binance Chain.
  • Gửi, nhận, đóng băng, burn hoặc giải phóng token.
  • Đề xuất về cặp giao dịch giữa 2 token khác nhau.
  • Gửi lệnh bán hoặc mua tài sản dựa vào các cặp giao dịch được tạo trên Chain.

Nguyên tắc thiết kế Binance Chain

Những nguyên tắc chính được sử dụng để thiết kế nên Binance Chain có thể được kể đến như sau:

  • Người dùng chính là đối tượng duy nhất có thể kiểm soát tài sản của mình dựa vào Private Key. Binance sẽ không nắm giữ tiền của bạn hay bất cứ ai.
  • Nền tảng của Binance sở hữu số lượng người dùng lớn, hoạt động với độ trễ thấp, hiệu suất cao.
  • Giúp người dùng tiết kiệm được nhiều chi phí.
  • Nền tảng thân thiện, dễ dàng cho quá trình sử dụng.
  • Sở hữu nhiều tiềm lực và tiềm năng để phát triển trong tương lai.

Công nghệ đằng sau Binance Chain là gì?

Số lượng Node trên Binance Chain Testnet là 11 node. Đây là một số lượng node khá nhỏ, do vậy mỗi node đều khá lớn. Các Node này cũng tham gia vào việc Genesis Block. Mục đích của việc duy trì số lượng node nhỏ không phải vì Binance giới hạn số lượng Node mà nhằm mục đích duy trì hiệu suất hoạt động cao. (Theo CZ – founder của Binance trong một cuộc phỏng vấn).

2. Công nghệ Binance Chain

Hiện tại, TPS trên Binance DEX có thể đảm bảo được tốc độ giao dịch khá ổn định, khoảng vài ngàn giao dịch trên giây. Theo CZ, Binance có thể ngay lập tức tăng được TPS khi họ muốn. Tuy nhiên, duy trì hoạt động ổn định mới là mục tiêu hàng đầu hiện nay của Binance DEX. Thay vì giải quyết TPS và vấn đề mở rộng, Binance sẽ tập trung vào xử lý khối lượng giao dịch lớn trước để đảm bảo có thể ổn định được tương đương với phiên bản Binance.com hiện tại.

Hiện tại, các Node sẽ được nhận hoàn toàn phí và Gas, Binance không thu các phí đó.

Khả năng hỗ trợ Smart Contract

Binance Chain không hỗ trợ Smart Contract. Đây là một Blockchain khá đơn giản về mặt ứng dụng, có thể được coi là một giao diện để phát hành và xử lý token. Mục đích của Binance Chain là xử lý tải trọng lớn, đây là tính năng được CZ đánh giá cao hơn so với các tính năng khác.

Thuật toán đồng thuận

Cơ chế đồng thuận mà Binance Chain sử dụng là BFT (Byzantine Fault Tolerant) và POS (Proof of Stake). Dựa vào đó, các Block có thể được tạo ra trong một loạt xác thực của các Validator. Quá trình này khá tương đồng với hệ thống của các nền tảng Blockchain như NEO và EOS.

Làm thế nào để trở thành Validator Node của Binance Chain?

3. Binance Validator

Một Node đầy đủ có thể chứa đầy đủ tất cả các logic và thông tin ứng dụng của Binance Chain; có thể truy xuất, nhận và giao dịch với các Blockchain khác, đồng thời có khả năng trở thành Validator. Một ngoại lệ duy nhất đối với các Node là nếu không phải Validator, Node sẽ không thể tham gia vào việc đồng thuận.

BEP2 là gì?

Đây là một tiêu chuẩn token được áp dụng cho các Token tạo ra hoặc khởi chạy trên Binance Chain. Để nắm rõ hơn về các tiêu chuẩn token, anh em có thể tham khảo thêm tại đây. Với BEP2, token có thể được sử dụng để chi trả cho các phí giao dịch trên Binance DEX và Binance CEX, cũng như chuyển giao tiền điện tử. BEP2 và BEP20 là hai tiêu chuẩn token có khả năng tương thích.

BNB chuẩn BEP2 khác gì BNB chuẩn ERC20

BNB là native token trên Binance Chain với tổng cung khoảng 200 triệu token. BNB sẽ không thể được khai thác thêm mà chỉ có thể Burn hoặc đóng băng trên Blockchain của Binance Chain. Số lượng BNB được tiêu hủy dựa vào quá trình Burn cũng tương tự như số lượng BNB theo chuẩn ERC20 đã được tiêu hủy.

4. BNB BEP2 & BNB ERC20

Tất cả các token BNB chuẩn ERC20 sẽ được swap sang BNB trên Binance Chain, sau khi Blockchain này được ra mắt. Điểm khác biệt của BNB chuẩn BEP2 so với BNB chuẩn ERC20 chỉ đơn giản nằm ở mạng lưới mà nó sử dụng. Khi sử dụng BNB trên Binance, anh em sẽ cần chuyển đổi mạng lưới để các quá trình giao dịch diễn ra thuận lợi hơn. Người dùng nắm giữ BNB ERC20 có thể gửi coin vào tài khoản trên Binance để hệ thống chuyển đổi tự động lượng coin trên mạng lưới vào ví cá nhân của bạn.

Binance Chain Testnet

Ngày 20/02/2019, bản Testnet của Binance Chain đã được ra mắt. Tại đây, người dùng có thể thử nghiệm một số chức năng chính của Mainnet như:

  • Tạo ví BNB.
  • Kiểm tra các thông tin liên quan đến giao dịch BNB hoặc Block.
  • Làm quen với các tính năng và giao diện trên Binance Chain.

Binance Chain Mainnet

Bản Mainnet của Binance Chain được công bố vào ngày 23/04/2019 với những thông tin quan trọng như sau:

  • Ngày 18/04/2019, một số Validator sẽ được lựa chọn để kết nối với mạng lưới và tạo ra Block mới có đồng thuận từ Block Genesis.
  • BNB (Binance Coin) sẽ được tạo ra từ Block Genesis. Đây cũng là đồng coin chính chạy trên Mainnet của Binance Chain.
  • BNB có tổng nguồn cung ban đầu là 200.000.000.
  • Số lượng đồng BNB sẽ được burn trên chuỗi của Binance Chain là 11.654.398, tương tự như phiên bản ERC20 của BNB. Bên cạnh đó, số lượng ERC20 BNB bị đóng băng là 48.000.000 BNB
  • Để chuyển đổi phiên bản BNB ERC20 cho chủ sở hữu hiện tại, 5.000.000 đầu tiên sẽ được gửi và phân bổ vào một địa chỉ thuộc Binance.com.
  • Để giữ cho tổng nguồn cung không đổi, 5.000.000 BNB ERC20 cũng sẽ được Burn.
  • Khi BNB BEP2 đã được chuyển đổi và được người dùng sử dụng tương đối ổn định, một lượng BEP2 sẽ được phát hành, song song với đó, một lượng BNB ERC20 sẽ được burn theo tỉ lệ nhằm đảm bảo tổng cung trên 2 mạng lưới không đổi.
  • Binance Chain Explorer và Web Wallet có sẵn các đối tác thử nghiệm.

Giao diện Binance Blockchain Explorer

Binance Blockchain Explorer chính là một cách để anh em có thể làm quen và tìm hiểu về Binance Chain. Anh em có thể truy cập vào link Testnet của Binance tại đây 

Tại đây, anh em có thể nắm được các thông tin liên quan đến những Block đã được thêm vào chain, thông tin về số dư ví và Binance Coin (BNB) hay các giao dịch đã xảy ra trên Blockchain.

5. Binance Blockchain Explorer

Làm thế nào để xem thông tin giao dịch

Khu vực 1: Anh em có thể sử dụng thanh tìm kiếm trên Binance Chain Explorer để tìm kiếm các thông tin về Block, giao dịch, địa chỉ ví hay tài sản. Những thông tin như giá, khối lượng giao dịch BNB hay vốn hóa thị trường đã được hiển thị ngay tại trang chủ.

Khu vực 2: Tại phần “Transactions” anh em có thể quan sát được ngay những giao dịch gần nhất trên Binance. Để theo dõi chi tiết hơn, anh em nhấn “View All” để quan sát một cách đầy đủ. Đối với danh sách toàn bộ các giao dịch, bạn có thể thấy được thông tin chi tiết hơn về số Block, loại giao dịch (lệnh order, hủy order hay chuyển khoản), TxHash (ID giao dịch), địa chỉ ví nhận và gửi, … Để nắm được chi tiết nhất về giao dịch, anh em nhấn vào TxHash.

Khu vực 3: Tại đây, anh em có thể check nhanh được thông tin của 10 Block gần nhất. Tương tự như phần Transaction, anh em nhấn vào “View all” để theo dõi được danh sách đầy đủ. Tại phần thông tin chi tiết của Block, anh em có thể xem được số Block, số lượng giao dịch trong Block, thời gian Block được tạo, Node và phí liên quan. Để xem kỹ hơn, cụ thể hơn, anh em nhấn vào số Block của Block đó. Giao diện sau đó sẽ tự động chuyển sang một trang mới với toàn bộ thông tin đầy đủ về Block đó.

Thông tin các token khác phát hành trên Binance Chain.

Tại đây, anh em cũng có thể nắm được những tài sản phát hành trên Binance Chain. Thông tin sẽ bao gồm tên, giá, vốn hóa, tổng cung và địa chỉ ví của người tạo.

Cách phát hành token riêng trên Binance Chain

Người dùng có thể tạo một tài sản mới tại Binance Chain dưới dạng token, miễn là anh em có thể trả phí và cung cấp các thông tin một cách phù hợp. Những thông tin cần có sẽ bao gồm:

  • Name (Tên): Chuỗi sẽ cần có ít hơn 21 chữ cái.
  • Symbol (Biểu tượng): Chuỗi ký hiệu này sẽ phải có ít hơn 9 chữ cái, bao gồm các ký tự 0-9 và A-Z.
  • Total Supply (Tổng cung): lượng cung này bắt buộc phải là một số dương nhỏ hơn hoặc bằng 90 tỷ.
  • Mint-able: Đây là lựa chọn về khả năng tăng tổng cung token trong tương lai.

Làm thế nào nếu gửi nhầm token đến Binance Chain?

Bản thân việc chuyển token nhầm đã tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vậy nếu anh em gửi nhầm token đến Binance Chain thì câu chuyện sẽ như thế nào? Thông thường, Binance sẽ không hỗ trợ để khôi phục các coin/token gửi nhầm. Do đó, người dùng có thể gặp rủi ro hoặc tổn thất nếu thao tác không chính xác. Tuy nhiên, nếu tổn thất quá lớn, Binance có thể sẽ hỗ trợ khôi phục coin/token cho bạn. Anh em lưu ý, đây là khả năng có thể xảy ra chứ không phải chắc chắn sẽ xảy ra, bởi việc khôi phục coin/token là rất phức tạp, tốn chi phí, thời gian và đặc biệt là tiềm ẩn rủi ro rất lớn.

Trong trường hợp anh em được hỗ trợ, anh em sẽ cần cung cấp các thông tin bao gồm: email, tên coin, số coin đã gửi, địa chỉ ví txid (rất quan trọng), ảnh chụp màn hình giao dịch. Dựa vào những thông tin này, đội ngũ Binance sẽ đánh giá xem có khả năng hỗ trợ bạn hay không.

Thời gian cho quá trình khôi phục là khoảng hơn 1 tháng. Do đó, bạn sẽ phải rất cẩn thận trong quá trình thao tác, chuyển coin, kiểm tra địa chỉ ví, mạng lưới,.. Để nắm rõ hơn về vấn đề này anh em có thể tham khảo bài viết:

Tham khảo thêm: Chuyển coin nhầm mạng có mất tiền không?

Một số điểm đáng chú ý khác về Binance Chain là gì?

Cosmos và Tendermint

6. Cosmos và Tendermint

Để anh em nắm rõ hơn về thuật toán đồng thuận của Binance, anh em có thể tìm hiểu thêm về Cosmos. Đây là một mạng lưới phi tập trung với vai trò chính là kết nối được các Blockchain độc lập thông qua đồng thuận BFT (đồng thuận tendermint). Binance Chain đã kết hợp DPOS, Cosmos và Tendermint để cho ra được một đồng thuận của riêng mình, giúp đáp ứng được những mục tiêu mà đội ngũ Binance đã đặt ra.

Interchain (Hoạt động chuỗi chéo)

7. Interchain

Đây là một trong những tính năng nâng cao rất có thể sẽ được đội ngũ của Binance phát triển sau khi mạng lưới dẫn đi vào ổn định. Đây là hoạt động chuỗi chéo hay liên kết 2 chain song song nhau, khác nhau. Đối với mục tiêu biến Binance DEX trở thành sàn giao dịch với khả năng lớn trong việc xử lý volume (tương tự Binance.com), đây rất có thể sẽ là một trong những hướng đi phù hợp và đáng để cân nhắc.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em cũng đã có cơ hội tìm hiểu để nắm bắt xem Binance Chain là gì, có những tính năng và điểm đặc biệt như thế nào. Hiện tại, Binance cũng đang có kế hoạch và thực hiện việc kết hợp Binance Chain với Binance Smart Chain để cho ra BNB Chain. Anh em cũng có thể tìm hiểu thêm về BNB Chain để có được cái nhìn tổng quan và có tính cập nhật với Binance nhé! Dựa vào đó, hy vọng anh em sẽ có sự quan sát và theo dõi với thị trường nói chung và các dự án của Binance nói riêng để tìm kiếm được cho mình những cơ hội đầu tư tiềm năng nhất. Chúc anh em thành công!

 

Bài viết cùng chủ đề

Hệ sinh thái của Ethereum có những gì mà khiến ETH chỉ đứng sau Bitcoin

Binance Launchpad là gì? Có phải sẽ nhanh x10 tài khoản như đồn thổi

Thêm mạng BSC vào ví metamask, cách cài đặt mạng Mainnet và Testnet

 

 

Sign up for an eToro account and access more than 70 popular cryptocurrencies and crypto funds to invest in.

Kéo xuống bên dưới 1 chút nữa bạn sẽ thấy phần bình luận. Hoặc tham gia ngay vào các cộng đồng của mình:

 
Telegram Channel

Thảo luận Blockchain, xu hướng mới 2024

Facebook Group

Check dự án Scam, phân tích Bitcoin & Altcoin

guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments