Balancer V2 có những cải tiến như thế nào và ưu nhược điểm của nó có thể được đánh giá như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được những góc nhìn trực quan nhất về mô hình hoạt động của Balancer V2 cũng như tiềm năng của token BAL nhé!
Nội dung chính
Tổng quan về Balancer (BAL)
Balancer là một AMM mà người dùng có thể Swap, giao dịch, cung cấp thanh khoản hai chiều với nhiều loại tài sản cũng như tỷ lệ khác nhau. Hai phiên bản chính của Balancer là V1 (Q2/2020) và V2 (11/5/2021).
Trong đó, Balancer V2 sở hữu nhiều đặc điểm khác biệt và độc đáo hơn so với Balancer V1. Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt phân tích những điểm mạnh của Balancer V2, cách dự án này thực hiện capture value cho BAL cũng như tiềm năng của native token BAL.
Ưu nhược điểm của Balancer V1
Ưu điểm
DeFi bắt đầu có sự bùng nổ vào khoảng Q2/2020 với AMM và các sản phẩm liên quan. Trong quá trình tiếp xúc, người dùng đã nhận ra nhiều lợi thế của AMM, đồng thời cũng nắm được một số hạn chế của chúng về Impermanent Loss (tổn thất vô thường) hay tính đơn điệu của AMM tại thời điểm đó.
Xuất hiện trong giai đoạn này, Balancer V1 cung cấp cho người dùng 1 AMM với nhiều lựa chọn và linh hoạt sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau, bên cạnh đó cũng hạn chế được các vấn đề liên quan đến IL. Trong đó, có thể kể đến như:
- Nhiều tỷ lệ và token trong Liquidity Pools: đặc điểm này giúp người dùng có thể lựa chọn và sử dụng linh hoạt hơn. Ví dụ như Pool 80% – 20% hay Pools 90% – 6% – 2% – 2% bên cạnh Pool 50% – 50%.
- Cung cấp nhiều loại Pool khác nhau: Balancer cung cấp cho người dùng 3 loại Pool chính bao gồm Shared Pool, Private Pool và Smart Pool với nhiều tính đặc trưng.
Tham khảo thêm: Balancer (BAL) là gì? Phân tích tiềm năng token BAL
Hạn chế
Tuy đem đến cho người dùng nhiều lựa chọn cũng như sở hữu những sản phẩm nhiều hứa hẹn nhưng Volume và TVL của Balancer V1 lại cho thấy rằng dự án không có mấy thành công. Cụ thể hơn, so sánh với TVL và Volume của Uniswap, Balancer chậm hơn từ 6 – 8 lần, tính đến thời điểm kết thúc của năm 2020.
Việc Balancer V1 không thể thành công trên cuộc đua của mình có thể bắt nguồn từ những lý do sau:
- Khả năng thu hút User chưa tốt và Initial Bootstrap không nổi bật: Đây là đặc điểm mà những đối thủ của Balancer như Uniswap đã làm khá tốt, retroactive cho người dùng hàng ngàn đô la nhưng Initial Network Effect của Balancer V1 lại không đem lại hiệu quả cao.
- Đa dạng tính năng và tính phức tạp về mặt kiến thức: Các sản phẩm của Balancer sở hữu các tính năng rất đa dạng, nhưng để sử dụng được chúng một cách hiệu quả nhất, người dùng lại cần có kiến thức tốt về sản phẩm AMM.
- Giao diện: Về cơ bản, Balancer V1 chưa xây dựng được một giao diện thực sự tối ưu và phù hợp với người dùng. Một số ý kiến cho rằng chúng hơi phức tạp và rối mắt.
Balancer V2
Nắm bắt được những hạn chế với phiên bản đầu tiên, Balancer V2 đã đem đến nhiều tính năng nổi bật hơn, có thể kể đến như:
- Protocol Vault – one vault for all.
- Gas được cải thiện hiệu quả sử dụng.
- Flash loan & Flash Swaps (giao dịch chênh lệch giá).
- AMM với công thức tùy chỉnh.
- Asset Managers – tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Protocol Vault
Khác với V1, kiến trúc chính của V2 chỉ sử dụng 1 vault duy nhất để chứa và quản lý những tài sản thuộc Balancer Pools. Cụ thể hơn, AMM logic được tách ra khỏi token management và accounting đối với Balancer V2. Trong đó, AMM logic sẽ được thực hiện riêng lẻ đối với từng Pool nhưng Token management/ accounting thì sẽ được thực hiện bởi Vault.
Gas – Cải thiện hiệu quả sử dụng
Đối với V1, người dùng phải thực hiện gửi và nhận ERC 20 token từ các nhóm nên giao dịch 2 chiều hoặc giao dịch nhiều Pools sẽ không hiệu quả. Thay vì vậy, với V2, số lượng ròng cuối cùng được chuyển đến Vault mặc dù các giao dịch được thực hiện theo lô với nhiều Pool.
Nói một cách đơn giản hơn, tuy vẫn thực hiện nhiều giao dịch với nhiều pool khác nhau nhưng sau cùng, lượng token sẽ được chuyển ra khỏi Vault. Quá trình này có thể giúp người dùng tiết kiệm được khá nhiều chi phí giao dịch cũng như đem lại nhiều cơ hội đầu cơ với giao dịch chênh lệch giá hơn.
Ngoài ra, Balancer V2 cũng có khả năng hỗ trợ internal token balances, mang lại được nhiều lợi ích cho trader. Ví dụ, anh em muốn giao dịch token A cho token B và sau đó trade lại B cho A. Thay vì thực hiện giao dịch nhiều lần, anh em có thể không nhận token B trong giao dịch đầu mà để Balancer giữ cả 2 token trong vault.
Giảm phí Gas và Oracle ổn định
Để giảm khả năng bị tấn công, Balancer V2 cũng thực hiện tích hợp Oracle với 2 loại dữ liệu giá gồm:
- Instant: Giá được liên tục cập nhật nhưng dễ bị tấn công.
- Resilient: Giá không được liên tục cập nhật nhưng khả năng ổn định tốt hơn.
Anh em có thể tùy chọn loại nào tùy thuộc vào Use case của mình. Ví dụ, đối với Lending Protocol, resilient sẽ được lựa chọn còn Instant thường được ưu tiên hơn đối với Prediction markets (thị trường dự đoán).
AMM với công thức tùy chỉnh
Những loại Pool chính trong Balancer V1 bao gồm Public Pool, Private Pools và Smart Pools. Đối với V2, số lượng Pool nhiều hơn và đa dạng hơn. Ban đầu, 2 pool chính được khởi chạy là Weight Pools và Two-token weighted oracle pools.
- Weighted Pools: Đây là pool permissionless với 8 tokens (tương tự như Publuc Pools ở V1). Đặc điểm của pool này là khả năng tiết kiệm gas và mở rộng số lượng token sau này lên đến 16 token.
- Two-token weighted oracle pools: Tương tự các pair trên Uniswap, đây là pool 50% – 50%
Những loại pools đang được thử nghiệm và phát triển gồm Stable pools, Liquidity Bootstrapping Pool và Smart Versions của Weighted Pools và Stable Pools. Trong đó, Stable Pools là pool dành riêng cho các loại Stablecoin còn Liquidity Bootstrapping Pool được ứng dụng đối với IDO và Launchpad của token mới.
Đặc biệt, dự án này tiên phong trong việc tạo ra một Launchpad trong việc tùy chỉnh AMM để đem lại khả năng sáng tạo tốt hơn đối với đội phát triển. Dựa vào đó, những chiến thuật AMM riêng có thể được đưa ra. Ban đầu, Pool tỷ trọng (có tỷ trọng ổn định) và Stable Pool (phù hợp với Stablecoin hoặc những token ổn định có giá trị tương đương) sẽ là 2 pool được Balancer V2 hỗ trợ. Sau đó, Smart Pool sẽ được hỗ trợ nhằm thay đổi thông số linh hoạt. Các Pool khác sẽ được thiết kế bởi đối tác
Assets Managers
Hầu hết các tài sản trong AMM không được sử dụng tại bất kỳ thời điểm nào, dẫn đến capital efficiency (hiệu quả sử dụng vốn) thấp. Tính năng Assets Managers được ra mắt trong Balancer V2 chính là để giải quyết được vấn đề này. Trong đó, Assets Manager là external Smart Contract – một bộ Smart Contract được ủy quyền để có thể tác động đến lượng token đã được Deposit vào Vault với Pool.
Bằng cách đưa một phần vốn không được tận dụng trong Balancer Pools đến Lending Pools, Assets Managers có thể giúp gia tăng lợi nhuận, khiến một số Pools của Balancer có thêm yield. Đây là một giải pháp không mới mà chúng ta có thể điểm tên dự án tiên phong là Curve với Pompound Pool và Y pool. Tuy nhiên, đối với Curve, chi phí lại là một vấn đề quá lớn.
Ví dụ, anh em có thể sẽ cần phải chi trả đến 800.000 gas khi muốn đổi từ TUSD sang USDC trên Curve. Đối với Uniswap, con số này chỉ dừng lại ở khoảng 100.000 – 120.000 Gas.
Quản trị các loại phí trong Protocol
Các loại phí trên Balancer V2 sẽ được BAL token holder quyết định. Cụ thể:
- Trading Fees: Khi người dùng thực hiện giao dịch, một phần phí sẽ được thu hồi
- Withdrawal fees: đây là khoản phí sẽ được thu đối với việc rút token ra khỏi vault. Đối với việc chuyển thanh khoản giữa các Pool, người dùng sẽ không tốn phí.
- Flash Loan fees: Khi thực hiện flash loans từ vault, một lượng phí cũng sẽ được thu lại.
Đối với giai đoạn đầu, người dùng sẽ được miễn phí đối với Trading fees và withdrawal fees. Flash loan là phí duy nhất được tính để tạo doanh thu ban đầu trên Balancer. Những phí sẽ được giữ trong Vault lúc đầu và được bỏ phiếu quyết định bởi cộng đồng để sử dụng lượng phí đó.
Tiến độ của Balancer V2
Sở hữu cho mình nhiều cải tiến hơn so với V1 nhưng một vài tính năng chính được V2 Launch có thể kể đến như sau:
- Interface: Interface đã được làm lại, khiến nó đẹp mắt và đơn giản hơn khi so sánh với Balancer V1.
- Protocol Vault: Migration thanh khoản từ Balancer V1 sang V2 được tiến hành cẩn trọng và khá chậm. Trong đó, TVL của Vaults V2 ở khoảng 130M USD còn TVL của cả Balancer là 2.3B USD.
- 2 loại Pool chính đang được sử dụng trên Balancer V2 là Weighted Pools và Two-token weighted oracle pools, không áp dụng permissionless. Điều đó có nghĩa là người dùng không thể tự tạo pool mà chỉ có thể trade hoặc add liquidity trên những Pools đã có sẵn.
- Asset Managers (chưa live).
Balancer Component
Như vậy, về cơ bản, 3 thành phần chính của Balancer V2 có thể kể đến là:
- Liquidity Provider (Người cung cấp thanh khoản): Đây là đối tượng chính cung cấp thanh khoản cho thị trường.
- Swapper: Người dùng thực hiện giao dịch theo nhu cầu và trả phí trên mỗi giao dịch, tương đương từ 0.01 – 10% mỗi giao dịch dựa vào phí ấn định của Pool.
- Asset Managers: Tăng lợi nhuận cho các Pool thông qua việc đưa một phần vốn không được tận dụng trong Balancer Pools ra ngoài.
Liquidity Provider
Tương như như Uniswap, LP sẽ là người cung cấp thanh khoản, add token vào Pool theo tỷ lệ và nhận về LP fee. LP token này có thể được dùng để farming (hỗ trợ một nhóm Pools). 2 điểm khác của Balancer V2 là có nhiều loại Pools hơn và LP fee động. LP fee cũng có thể được thay đổi bằng governance và được Gauntlet thiết lập.
Swapper
Khi thực hiện giao dịch trên Balancer V2, Swapper sẽ gửi một lượng token A và LP fee để nhận về một lượng token B (có thể thêm một ít Protocol Fee sau này).
Điểm khác biệt của Balancer là ở chỗ phí giao dịch người dùng cần trả là LP fee không cố định, mà phụ thuộc vào từng Pool. Do vậy, anh em sẽ cần chú ý phí của từng pool mình Swap.
Assets Managers
Như đã đề cập, Assets Managers sẽ đưa phần vốn không được tận dụng ra ngoài Pool để kiếm lợi nhuận. Cụ thể hơn, Aave được xác nhận là Assets Manager của Balancer. Trong đó, Aave sẽ đưa phần vốn không sử dụng của Balancer Pools đến Lending Protocol của Aave để thu hút yield bổ sung cho Pools thuộc Balancer.
Cách Balancer V2 luân chuyển giá trị cho BAL token
Ở thời điểm hiện tại, BAL token sở hữu một chức năng duy nhất là Governance Token mà BAL Holder có thể thực hiện Voting. Tuy nhiên, với những tính năng nổi bật trong tương lai, BAL holder có thể sẽ được hưởng những Incentives khác thay vì chỉ có tính năng Governance. Tất nhiên, đó là cho đến khi các tính năng này đã được Launch và hoạt động một cách ổn định.
Quy trình của Balancer V2 có thể diễn ra như sau:
Tập trung cho quá trình tạo sản phẩm — > Thu hút TVL để tạo Volume và Revenue Stream — > Charge Protocol fee — > Protocol fee và những revenue Stream khác đưa vào Treasury như yield từ lending protocol — > Distribut tiền từ treasury cho BAL staker.
Protocol fee hiện tại đang được set mặc định là 0 với nhiều cách sử dụng Funds đa dạng như:
- Fund Gitcoin Grants: cải tiến giao thức.
- Fund Advertising Campaigns.
- Fund grants: thu hút strategic partnerships.
- Đề phòng các trường hợp xấu bằng cách mua bảo hiểm cho Balancer.
- Lending Protocol: cho vay.
- Distribute cho BAL staker.
Đối với cách thức Distribute, Balancer có thể sử dụng những cách sau:
- Buyback từ thị trường và Burn.
- Thực hiện tương tự như SuShi.
- Thực hiện tương tự như mô hình Curve: distribute và thêm biến số time weights.
Tổng kết
Nhìn chung, những cải tiến về không gian AMM đối với Balancer V2 có thể được tóm tắt lại như sau:
- Tính bảo mật: an toàn với kiến trúc đơn giản
- Đơn giản: Bằng cách đưa mọi thứ về một vault, người dùng có thể thực hiện giao dịch, cung cấp thanh khoản, … chỉ với một lần Approve.
- Tối ưu gas: người dùng có thể tiết kiệm được tối đa phí gas.
- Hiệu quả sử dụng vốn: Quyền kiểm soát lượng token đã thêm vào vault sẽ thuộc về Pool, từ đó mở ra một không gian rộng hơn cho việc sử dụng lượng tài sản, đồng thời người dùng cũng được hưởng lợi.
- Linh hoạt: Những đóng góp và tạo pool trên Balancer sẽ nhận được nhiều phần thưởng hơn.
Với những cải tiến kể trên, Balancer đã thể hiện rất rõ tham vọng của mình trong việc trở thành một mảnh ghép quan trọng đối với các dự án DeFi. Tuy nhiên, dù cung cấp nhiều tính năng mới trong thiết kế nhưng Balancer hiện tại chưa live hết các tính năng nổi bật của mình. Do vậy, chúng ta chưa thể chắc chắn được rằng thực tế chúng có thể hoạt động ổn định hay không. Ngoài ra, Balancer đang phải đương đầu với những đối thủ rất mạnh như Uniswap V3, hay SushiSwap multichain. Đây đều là những dự án đã launch các tính năng với số liệu tốt. Việc ra mắt các tính năng và có thể cạnh tranh với những đối thủ này là điều mà chúng ta cần phải tiếp tục quan sát đối với Balancer V2.
Một vấn đề quan trọng nữa là vấn đề mở rộng trên Layer 2 hay khả năng tương thích với EVM của other chains. Hiện tại, miếng bánh AMM ở Ethereum đang được đánh giá là khá chật chội và chưa có dấu hiệu mở rộng còn các thị trường mới như Layer 2 thì đang ngày càng rộng mở hơn.
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được những điểm nổi bật của Balancer V2 cũng như cách dự án này capture value cho BAL. Tuy nhiên, đây cũng là một giai đoạn khá nhạy cảm đối với dự án này mà chúng ta sẽ cần quan sát nhiều hơn và thận trọng trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư để có những quyết định sáng suốt nhất.
Bài viết cùng chủ đề
➤ Hỗ trợ và kháng cự là gì? Hiểu đúng thì làm sẽ đúng
➤ Tokenomics là gì? Tìm hiểu chi tiết về Tokenomics của 1 dự án chuẩn
➤ Dữ liệu On-chain là gì? Cách phân tích dữ liệu On chain của Bitcoin
Comments (No)