Balancer (BAL) là gì? Phân tích tiềm năng token BAL

Balancer (BAL) là gì? Dự án này có những đặc điểm gì nổi bật và tokenomics của BAL như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được cụ thể hơn về Balancer nhé!

Balancer (BAL) là gì?

Balancer hay Balancer Finance là một AMM – Auto Market Maker (cơ chế tạo lập thị trường tự động), sàn DEX (sàn giao dịch phi tập trung) và giao thức Liquidity Provider group (nhóm thanh khoản) được xây dựng trên Ethereum. Cụ thể hơn, Balancer cho phép người dùng cung cấp thanh khoản với 8 token tối đa trong một pool thay vì 2 token như Uniswap; đồng thời tỷ lệ tùy biến (maximum 98/2) cũng không cố định 50%:50% như Uni.

1. Balancer là gì

BAL token là token quản trị của dự án giúp thiết lập một số tính năng, đảm bảo dự án có thể vận hành một cách ổn định, đồng thời đem lại cho người dùng mức giá tốt hơn hoặc độ trượt giá tốt hơn.

Balancer V2 đã được dự án ra mắt vào đầu tháng 2 năm 2021 với nhiều cải tiến liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn, cấu trúc pool và giảm gas fee, …

Phương thức hoạt động của Balancer

Được thiết kế dựa trên giao thức của Uniswap, Balancer Finance xây dựng nền tảng DeFi của mình với một hàm toán học là hằng số không đổi, dựa trên (số lượng * giá) hay tỷ lệ khối lượng của các cặp tài sản trong giao dịch. Thông qua đó, nhiều cặp tài sản có thể được chứa trong pool với các tỷ lệ khác nhau, tuy nhiên, thông số chung của Pool không thay đổi.

Nói cách khác, Balancer sử dụng các thuật toán để quản lý và khuyến khích những tương tác giữa nhà cung cấp thanh khoản để từ đó có thể tái cân bằng các nhóm, đồng thời tìm ra được mức giá tốt nhất. Với cách xây dựng giao thức này, độ trượt giá của tài sản sẽ thấp hơn và phí gas cũng được tiết kiệm đáng kể.

Điểm nổi bật của Balancer (BAL) là gì?

2. Điểm nổi bật của Balancer là gì

Balancer Core

Balancer bao gồm những Core chính sau:

  • Balancer Exchange: Đây là sàn giao dịch của Balancer, được xây dựng thông qua AMM. Khác với các sàn giao dịch tập trung, bạn không cần thiết phải tạo tài khoản hay xác thực danh tính mà vẫn sử dụng được nền tảng này. Bên cạnh đó, những nhà điều hành Pool cũng có quyền đặt phí hoán đổi của riêng mình. Đặc điểm này khiến cho Balancer trở thành một trong những nền tảng lý tưởng nhất để giao dịch Stablecoin với phí rẻ. Trong khi đó, đối với những nền tảng khác như Uniswap, mức phí tối thiểu có thể lên đến 0.3%. Thông qua SOR – Smart Order Router, user có thể swap token với rate tốt nhất trên toàn bộ Pools của Balancer.
  • Balancer Pools: Tương tự như Liquidity Pool trên Uniswap nhưng có tỷ lệ tùy biến

Các loại Pools chính trên Balancer

  • Shared Pool: Tại pool này, ai cũng có thể cung cấp thanh khoản và xác nhận tỷ lệ Share rate thông qua việc nhận lại Balancer Pool Token (BPT)
  • Private Pool: Đối với pool này, chủ pool là người duy nhất có thể cung cấp thanh khoản, thay đổi tỷ lệ, thay đổi fee swap, thêm tokens, …
  • Smart Pool: Đây là một dạng cao cấp của Private Pool, trong đó Smart Contract là chủ Pool, đóng vai trò là gateway để người khác có thể thêm thanh khoản và tạo ra token ERC20 tại đây, đồng thời đảm bảo tỷ lệ Share Fee.

Đối tượng sử dụng của Balancer

Những người tham gia trong hệ sinh thái của Balancer bao gồm:

  • Liquidity Providers: Đây là người dùng có khả năng cung cấp thanh khoản, và nhận lại phí giao dịch.
  • Traders: Nhóm đối tượng này bao gồm những nhà giao dịch nhỏ lẻ thực hiện giao dịch khi nhận thấy tiềm năng lợi nhuận tốt nhất, những nhà giao dịch tìm kiếm lợi nhuận thông qua giao dịch chênh lệch giá token giữa DEX/CEX, và các smart contract Ethereum có vai trò tìm kiếm thanh khoản cho những trường hợp như: giao dịch thay mặt cho người dùng ở một nền tảng. thanh lý lệnh ở protocol khác, …
  • DEVs: Thông qua việc tận dụng nguồn thanh khoản từ các Pool trên toàn bộ Balancer Protocol, cũng như sở hữu khả năng tùy chỉnh tốt, các dự án có thể được xây dựng và phát triển rất linh hoạt dựa trên Balancer.

Bản nâng cấp V2 của Balancer

3. Bản nâng cấp V2 của Balancer

Balancer hiện tại đã tiến hành xây dựng bản nâng cấp Balancer V2 với những cải tiến nổi bật như

  • Giao dịch đơn giản: Đối với V2, mọi tương tác đều được thực hiện thông qua điểm truy cập duy nhất – Vault. Nhờ vậy, quá trình giao dịch và cung cấp thanh khoản trở nên đơn giản hơn đối với mọi pool
  • Tiết kiệm phí gas: Thông thường, việc giao dịch với nhiều Pool khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại bởi sự tốn kém của phí gas với nhiều giao dịch khác nhau. Chi phí trung bình khi giao dịch với nhiều pool là khoảng 100 nghìn gas, tương đương với Uniswap V2. Đối với Balancer V2, lượng phí gas này sẽ được tiết kiệm hơn khi chỉ có số token cuối cùng được chuyển ra khỏi Vault. 
  • Hiệu quả về vốn: Số lượng token đã thêm vào Vault được pool kiểm soát hoàn toàn. Quá trình này tạo ra một không gian mới để sử dụng lượng tài sản và đem lại lợi nhuận cho người dùng.
  • Khả năng linh hoạt: Trên các pool tại Balancer V2, nhiều phần thưởng được thiết lập để khuyến khích việc đóng góp và tạo ra các pool. 

Thông tin chi tiết của BAL token

Key metrics

  • Name: Balancer
  • Ticker: BAL.
  • Contract: 0xba100000625a3754423978a60c9317c58a424e3d
  • Decimals: 18.
  • Blockchain: Ethereum.
  • Token Standard: ERC-20.
  • Token type: Governance Token.
  • Total Supply: 100,000,000 BAL.
  • Circulating Supply: 49,285,858 BAL.

Token Allocation

4. BAL token allocation

  • Liquidity Mining: 65%.
  • Team & Founder: 25%.
  • Ecosystem: 5%.
  • Token Sale (Pre-Seed & Seed Round): 5%

Token Release Schedule

Đối với 3 danh mục Balancer Ecosystem Fund, Team&Founder và Seed Round, không có nhiều thông tin được Balancer đưa ra về thời gian release của BAL.

Đối với Liquidity Mining, 145.000 BAL sẽ được distribute mỗi tuần (tương đương với 7.540.000 BAL mỗi năm). Theo ước tính, sẽ mất khoảng 8,6 năm để distribute hết 65 triệu BAL. Khi ra mắt hệ thống veBAL, lịch trình giảm một nửa đã được đưa ra, đề cập đến việc giảm một nửa lạm phát sau 4 năm. Điều đó có nghĩa là nguồn cung BAL cuối cùng sẽ là khoảng 94.000.000 BAL.

Token Use Case

Những incentives chính của BAL hiện tại bao gồm

  • Governance: BAL holder có thể tham gia trong quá trình đề xuất, hoặc biểu quyết đối với những quyết định bỏ chức năng hoặc thêm chức năng của Protocol, thay đổi phí, …
  • Rewards: BAL cũng được sử dụng để làm phần thưởng đối với LP – Liquidity Providers trên những Pool đã chọn.

Đội ngũ dự án, đối tác, nhà đầu tư

Đội ngũ dự án

5. Đội ngũ dự án Balancer

Ferrnado Martinelli và Mike McDonald là cha đẻ của dự án Balancer. Trong đó, Ferrnando Martinelli là giám đốc điều hành Balancer Labs đồng thời là nhà sáng lập của Balancer. Ông đã từng là một doanh nhân và thực hiện sáng lập nhiều công ty khác trước khi cùng Mike Mcdonald sáng lập Balancer. Mike McDonald là một kỹ sư đã có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo mật và tạo ra mkr.tool. Dự án được phát triển với Balancer Lab và nhiều cá nhân khác như Kristen Stone, Timur Badretdinov, … Trong đó, Kristen đã từng có hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành tiền điện tử, đồng thời là giám đốc sản phẩm tại Coinbase còn Timurr là nhà phát triển giao diện nguwoif dùng với inh nghiệm dày dặn trong quá trình thành lập công ty Longcaller. 

Đối tác

6. Đối tác của Balancer

Một số đối tác của Balancer có thể kể đến như Lido Finance và Polygon. Trong đó, Lido Finance là một dự án về Liquid Staking với một số sản phẩm nổi bật như bETH, stETH, … Đối với Polygon, Balancer hiện đang có một phiên bản tại đây.

Nhà đầu tư

Balancer đã gọi vốn được 3M USD vào tháng 3 năm 2020 với các nhà đầu tư như Placeholder, Accomplice, CoinFund và Inflection.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được những thông tin cơ bản có liên quan đến Balancer (BAL) là gì cũng như cách vận hành và một số đặc điểm nổi bật của nó. Bên cạnh việc nắm bắt những thông tin cơ bản của dự án, chúng ta sẽ cần tìm hiểu sâu hơn về mô hình hoạt động và cách Balancer thu hút người tham gia để nắm được chi tiết nhất về tiềm năng của dự án này. Chúc anh em thành công!

 

Bài viết cùng chủ đề

Swap là gì? Chưa hiểu đúng – Đừng giao dịch

Liquidity pool là gì? Phân tích mô hình hoạt động chi tiết

SushiSwap (SUSHI) là gì? Phân tích tiềm năng của SUSHI

Comments (No)
Leave a Reply