Aurigami (PLY) là gì? Tham vọng TOP 1 Lending của PLY trong tương lai

Cùng với sự phát triển và mở rộng của Aurora, các thị trường luân chuyển dòng tiền là một mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển của hệ sinh thái của nó. Trong số đó, Aurigami được định hướng trở thành thị trường tiền tệ cốt lõi trong hệ sinh thái Aurora. Vậy, Aurigami là gì? Đặc điểm nào đưa PLY tham vọng trở thành TOP 1 Lending trong tương lai?

Cùng theo dõi bài viết bên dưới để nắm được thông tin chi tiết nhất về dự án.

Aurigami là gì?

1. Aurigami là gì

Aurigami là giao thức thanh khoản Non-custodial (phi tập trung), cho phép người dùng thực hiện vay, cho vay hay kiếm lợi nhuận từ các tài sản crypto mà họ đang nắm giữ.

Người cho vay sẽ cung cấp tính thanh khoản cho giao thức để kiếm tiền một cách thụ động. Bên cạnh đó, người đi vay có thể vay theo kiểu Over-collateralized thế chấp vượt mức, tức là có thể vay mượn những tài sản có mức thanh khoản cao trên thị trường và đáp ứng nhu cầu vay của họ.

Điểm nổi bật của Aurigami

Đến nay, việc triển khai dự án Aurigami đã đem lại thành công lớn cho Aurora với thành tựu dự án đã thu hút hơn 500 triệu USD TVL và hơn 890 triệu USD thanh khoản từ khi được thành lập.

Đặc điểm nổi bật của Aurigami là gì để có thể đạt được những thành tựu như vậy? Cùng theo dõi phần tiếp theo để có được câu trả lời.

2. Điểm nổi bật của Aurigami

Tính năng gửi/rút tiền

Aurigami là một giao thức tiếp cận dễ dàng và thu hút được lượng lớn người dùng do có thể đáp ứng được đại đa số người dùng cùng giao diện thân thiện. Để kết nối với Aurigami, người dùng chỉ cần nạp tài sản được hỗ trợ, sau đó tự nhận được phần lợi nhuận tương ứng với phần tài sản nạp vào.

  • Gửi tiền: Không yêu cầu số tiền gửi tối thiểu hay tối đa.
  • Rút tiền: Người dùng có thể rút tài sản bất kỳ lúc nào nhưng phải bảo đảm không sử dụng để vay từ các khoản tiền đó và việc rút tài sản sẽ không dẫn đến thanh lý các khoản vay của họ.
  • Sử dụng tài sản làm thế chấp: Tài sản ký gửi phải được người dùng cho phép làm tài sản thế chấp để vay. Hạn mức vay sẽ thay đổi theo giá trị tài sản thế chấp hiện có.
  • Nhận lãi: Người gửi tiền sẽ được nhận lãi trên số tiền đã gửi. Tỷ lệ thu nhập thay đổi theo thuật toán của từng tài sản, dựa trên các điều kiện thị trường độc lập. AuToken đại diện cho số dư tài sản của người dùng được cung cấp cho Aurigami và được đúc dựa trên tài sản cơ bản được gửi và giao thức…

Tính năng vay và trả nợ

Tài sản nạp vào được sử dụng như một tài sản thế chấp để vay mượn các tài sản khác mà người dùng cần sử dụng đến.

  • Vay: Để có thể vay trên Aurigami người dùng phải có tài sản để thế chấp. Tài sản ký quỹ mặc định sẽ được kích hoạt trở thành tài sản thế chấp khi vay. Số tiền vay tối đa phụ thuộc vào giá trị tài sản thế chấp.
  • Trả nợ: Việc trả nợ cực kỳ đơn giản, người dùng có thể trả khoản vay của mình trực tiếp trong phần “My account” trong tài khoản của họ.

Liquidation (thanh khoản)

Borrow limit

3. Borrowing

Hạn mức vay là tỷ lệ phần trăm số tiền tối đa mà người dùng có thể vay, thay đổi theo giá trị tài sản thế chấp và khả năng thanh khoản. Hạn mức vay bằng hiệu suất của khoản vay ở mức 100%. Khi hiệu suất sử dụng khoản vay lớn hơn 100% thì sẽ xảy ra việc thanh lý.

Borrow utilization

Tỷ lệ phần trăm sử dụng vốn vay là tỷ trọng giữa tổng giá trị tài sản thế chấp ký quỹ so với tổng giá trị tài sản đi vay hay thể hiện vị trí thanh lý gần như thế nào. Tỷ lệ % sử dụng càng thấp thì tài sản thế chấp càng an toàn. Cụ thể như sau:

  • Tỷ lệ phần trăm sử dụng vốn vay dưới 75%: Tài sản tương đối an toàn.
  • Tỷ lệ phần trăm sử dụng vốn vay từ 75% đến 90%: Người dùng cần chú ý vị thế.
  • Tỷ lệ phần trăm sử dụng vốn vay từ 90% đến 95%: Người dùng cần cải thiện tỷ lệ phần trăm sử dụng vốn.
  • Tỷ lệ phần trăm sử dụng vốn vay trên 95%: Tài sản có rủi ro thanh lý cao.

Để cải thiện tỷ lệ phần trăm sử dụng vốn vay người dùng có thể thực hiện một trong các cách sau:

  • Hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã vay.
  • Tăng thêm tài sản thế chấp.

Thanh lý

Thanh lý trong trường hợp người đi vay có số tài sản vay vượt quá giới hạn vay, nghĩa là tài sản thế chấp không bao gồm số tiền đã vay theo các yếu tố thế chấp.

Trong trường hợp thanh lý, người thanh lý sẽ thu giữ toàn bộ tài sản thế chấp từ các tài sản vượt ngưỡng thanh lý đồng thời thực hiện giao dịch trên thị trường để trả nợ cho người vay và có thể thu phí từ quá trình này.

Cũng giống như các giao thức cho vay khác, Aurigami cũng tồn tại các rủi ro tiềm ẩn như rủi ro smart contract hay rủi ro thanh lý tài sản. Tuy nhiên, giao thức đang cố gắng hoàn thiện để hạn chế các rủi ro để đảm bảo cho người dùng một giao thức tối ưu nhất.

Chương trình khai thác thanh khoản Papermill

Nhờ vào những cải tiến dựa trên mô hình Garden của DeFi Kingdom, Aurigami ra mắt mô hình 2 token (two-token model). Với mô hình này, người dùng farm token sẽ quản trị PLY thông qua token thứ hai là PULP.

Thông qua đó, hình thành cơ chế thưởng bền vững, lành mạnh từ những phần thưởng được tạo ra bởi hoạt động khai thác thanh khoản. Cơ chế mới trong giao thức khai thác thanh khoản sẽ thực hiện trao thưởng rộng rãi cho người dùng mới những vẫn đảm bảo số lượng PLY quản trị vẫn sẽ tăng dần theo thời gian. Đây là một yếu tố quan trọng mà người dùng cần chú ý khi tham gia dự án, đặc biệt trong thời điểm bear marketing hiện nay.

Vai trò của token PLY và token PULP như sau:

  • Token PLY: Token quản trị cốt lõi của Aurigami có chức năng quản trị, phần thưởng từ farming.
  • Token PULP: Là token đáo hạn, thể hiện quyền sở hữu đối với PLY sau khoảng một khoảng thời gian đáo hạn.

PULP là token mở khoá tuyến tính trong thời gian 49 tuần kể từ thời điểm phát hành token. Trong thời gian đó, lưu lượng của PULP sẽ được lock dần để tạo ra thanh khoản cho token PLY, tổng lưu lượng của PULP được khóa hoàn toàn 100% vào tuần thứ 49.

4. Chương trình khai thác thanh khoản Papermill

Nếu giao dịch PULP trước giai đoạn đáo hạn, người dùng sẽ chỉ có thể nhận được một tỷ lệ nhỏ trong số thanh khoản PLY đã được mở khoá trước đó. Nhược điểm của việc này là lượng PULP còn lại sẽ có lịch vesting schedule dài hơn so với việc đổi PULP lấy PLY trong giai đoạn mở thưởng.

Đến giai đoạn trả thưởng, người dùng sẽ nhận PLY có lịch vesting schedule ngắn hơn, điều đó có nghĩa họ sẽ nhận được phần lợi nhuận của bản thân trong thời gian ngắn nhất.

Tiềm năng lợi nhuận bền vững từ mô hình trả thưởng mới

Cấu trúc phần thưởng mới khuyến khích người dùng HODL lượng PULP của họ với tỷ lệ lợi nhuận trả thưởng PLY tăng dần. Người dùng có thể chuyển lưu lượng PULP của họ sang PLY theo tỷ lệ 1:1 sau 76 tuần kể từ thời điểm phát hành token. 

Đặc biệt, với mô hình này, các paper-hands có thể tiếp cận nguồn thanh khoản từ việc bán bớt PULP của họ từ những ngày đầu, đồng thời có cơ hội kiếm thêm PLY khi PULP tiếp tục đáo hạn.

Ngoài ra, dựa trên mô hình mở khoá hiện tại, PULP có thể được giao dịch với mức giá thấp hơn nhiều so với token PLY. Nhờ vậy mà việc hold PULP sẽ giúp người dùng có được nhiều PLY nhất có thể.

Nhờ vào đặc điểm nổi bật của mô hình Aurigami so với các ve-model trên thị trường, người dùng có thể bán ngay các token bị khoá. Việc cung cấp quyền sở hữu lớn hơn cho người dùng ngay cả trường hợp token của họ bị khoá sẽ loại bỏ vấn đề bán phá giá hàng loạt khi diễn ra các đợt mở khoá lớn và các Holder của dự án có cơ hội tích lũy nhiều PULP với mức giá hấp dẫn khi có người dùng bán ra.

Nhờ tiềm năng lợi nhuận bền vững từ mô hình trả thưởng mới đã giúp dự án tham vọng trở thành TOP 1 Lending trong tương lai.

Token PLY là gì? Thông tin chi tiết về Token

Token PLY được biết đến là token quản trị gốc của Aurigami với chức năng quản trị và phần thưởng từ farming.

PLY Token Metrics

  • Token Name: Aurigami
  • Ticker: PLY
  • Blockchain: Aurora
  • Token Standard: ERC-20, NEP-141…
  • Contract on Aurora: 0x09c9d464b58d96837f8d8b6f4d9fe4ad408d3a4f
  • Contract on Ethereum: 0x1ab43204a195a0fd37edec621482afd3792ef90b
  • Contract on NEAR: 1ab43204a195a0fd37edec621482afd3792ef90b
  • Token Type: Governance
  • Total Supply: 10.000.000.000 PLY
  • Circulating Supply: 2,110,751,846 PLY

Tiện ích Token

Tiện ích của PLY Token bao gồm:

  • Quản trị: Là token quản trị dự án.
  • Giao dịch: sử dụng để giao dịch trên hệ thống.
  • Staking: Người dùng có thể Staking để nhận thưởng từ hệ thống.
  • Reward: Trả thưởng cho các PULP holder lâu đời của dự án; Trả thưởng cho người sử dụng sớm của dự án.

Phân bổ Token

5. Phân bổ Token

  • Liquidity Mining: 40%
  • Strategic Investor: 19.5%
  • Treasury: 12.5%
  • Initial Exchange Offering: 5%
  • Exchange Liquidity: 4%
  • Team and Advisors: 19%

Sàn giao dịch PLY Token

Hiện tại PLY Token chưa được niêm yết trên bất kỳ sàn giao dịch nào. Vì vậy, các nhà đầu tư quan tâm đến PLY sẽ phải đợi đến thời điểm mở bán. Đây là hạn chế lớn của PLY cần sớm khắc phục để thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn nữa.

Cách kiếm và sở hữu PLY Token

Nếu có hứng thú với đồng coin này mà chưa đến thời điểm mở bán, người dùng có thể kiếm nó thông qua các khoản tiền gửi hoặc vay trên nền tảng.

Ngoài ra, PLY cũng được mở bán trên một số nền tảng:

  • Impossible Finance.
  • Kucoin.
  • Bybit.

Thời gian mở bán sẽ được Aurigami thông báo trên trang chủ website.

Người dùng có thể tham khảo thông tin PLY được bán trên nền tảng Impossible Finance từ 03/05/2022 21:00 (Giờ Việt Nam) – 04/05/2022 21:00 (Giờ Việt Nam) dưới đây:

  • Launchpad Sale Hard Cap: 550.000 USD (được chia thành 3 pool riêng biệt): Standard pool (250.000 USD), Unlimited pool (250.000 USD), Whitelist allocation (50.000 USD).
  • Token Vesting: Bán 100% trong ngày đầu tiên.
  • Token distribution: Bán thông qua phương thức airdrop trực tiếp vào ví Aurora của người mua.
  • Cách thức tham gia Token Sale: Staking Subscription.

Ví lưu trữ PLY Token

Người dùng có thể lưu trữ PLY trên các ví như Coinbase Wallet, Metamask, Trust Wallet, ,…

Roadmap

Hiện tại lộ trình phát triển của Aurigami vẫn là một ẩn số đối với những người quan tâm.

Đội ngũ phát triển dự án

Dự án được dẫn dắt bởi Lucas Huang và EY Tan có nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tiền điện tử. Lucas Huang từng giữ vai trò lãnh đạo trong Kyber Network và imToken. Còn EY Tan từng giữ chức vụ Giám đốc Tài chính Kỹ thuật số của một công ty Fintech được niêm yết công khai, đi đầu trong các sáng chế blockchain khác nhau.

Đội ngũ của dự án gồm 8 thành viên, trong số đó có các quán quân chiến thắng Olympic Tin học  và Toán. Họ hội tụ lại để vận hành dự án với niềm đam mê với hệ sinh thái Defi. Điều này mang đến cho Aurigami tinh tuý của hai thế giới vừa có thể hưởng lợi từ trải nghiệm rộng lớn trong thế giới Defi vừa có khả năng liên tục đổi mới và xây dựng thông qua sự phát triển của đội ngũ dự án.

Nhà đầu tư và đối tác

Các nhà đầu tư và đối tác của Aurigami bao gồm Dragonfly Capital, Mechanism Capital, Polychain Capital, Coinbase Ventures, Jump Crypto, Alameda Research, Defi Capital, QCP Capital, Amber, Folius Ventures, Lemniscap, Genblock Capital và D1 Ventures.

6. Nhà đầu tư và đối tác

Ngoài ra, trong danh sách nhà đầu tư của dự án còn có một số tên nổi bật sau đây:

  • Alex Shevchenko: Giám đốc điều hành Aurora.
  • Julian Koh: Giám đốc điều hành Ribbon.
  • Alex Svanevik: Giám đốc điều hành Nansen. 
  • Matthew Tan: Giám đốc điều hành Etherscan.
  • Bobby Ong và TM Lee: Hai nhà đồng sáng lập của CoinGecko.

Cách kênh thông tin của Aurigami

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ nội dung về Aurigami là gì, những đặc điểm nổi bật giúp PLY tham vọng TOP 1 Lending trong tương lai. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn nắm được những thông tin chi tiết về dự án để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt nhất.

Đừng quên theo dõi website để được cập nhật những kiến thức mới nhất về thị trường tiền ảo crypto.

 

Bài viết cùng chủ đề

Near protocol là gì? 5 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp giá của Near

Rainbow Bridge là gì? Dòng tiền chảy vào Near như thế nào

➤  Lending là gì? TOP dự án Lending nổi bật nhất hiện nay

Comments (No)
Leave a Reply