7 Tiêu chí “Bất biến” để chọn coin ngon

Các tiêu chí để chọn những đồng coin tiềm năng luôn là những phương pháp linh hoạt giúp nhà đầu tư tận dụng thời cơ, chọn ra được những dự án có khả năng tăng trưởng lớn giúp gia tăng tài sản. Vậy 1 đồng coin như thế nào là ngon và làm sao để tìm được chúng trong vô vàn những đồng coin ở ngoài kia? Cùng tham khảo bài viết sau để nắm được những cách sàng lọc nhanh đồng coin có giá trị trong crypto nhé!

Giá trị của một đồng coin nằm ở đâu?

1. Giá trị của một đồng coin

Để nắm được cách đánh giá một đồng coin, anh em sẽ cần biết xem 1 đồng coin sẽ thể hiện giá trị của mình ở những phương diện nào?

Thông thường, 1 đồng coin giá trị nó nằm ở các yếu tố sau: tính thanh khoản, nội lực dự án, lợi thế cạnh tranh, network affect và cộng đồng. 

Đầu tiên, tính thanh khoản chắc chắn sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng để anh em đưa ra quyết định đầu tư. Đồng coin càng có tính thanh khoản lớn càng dễ mua và dễ bán, càng sở hữu tiềm năng lớn trong tương lai. Ngoài ra, một trong những tips rất hiệu quả và an toàn là chỉ nên đầu tư vốn bằng khoảng 1/10 volume thanh khoản của đồng coin đó. Như vậy, kể cả khi thị trường có biến động, chúng ta cũng rất dễ cắt lỗ hoặc chốt lãi ra khỏi thị trường. 

Thứ hai, đó là nội lực dự án. Cụ thể hơn, nội lực dự án nằm ở định hướng phát triển của Founder, nằm ở kinh nghiệm, khả năng triển khai của developer, và dàn backer hùng hậu. Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn vấn đề này tại phần sau của bài viết. 

Thứ ba, lợi thế cạnh tranh cũng là yếu tố quyết định xem dự án có thể phát triển được trong trung và dài hạn hay không. Trong hệ sinh thái vô cùng rộng lớn của Cryptocurrency, rất nhiều các dự án được ra đời và phát triển với mục đích giống nhau, cách làm việc y hệt nhau. Vậy làm thế nào để biết được một dự án tiềm năng hơn dự án còn lại, và tại sao người dùng lại hướng đến sử dụng dự án này mà không phải dự án khác. Đó chính là vai trò của lợi thế cạnh tranh. Khi một dự án sở hữu lợi thế lớn mạnh, khó có thể bị sao chép bởi dự án khác, nó sẽ có được một ưu thế lớn cho việc phát triển và thu hút người dùng. 

Cuối cùng là Network affect và cộng đồng. Về Network affect, chúng ta có thể lấy ví dụ như Ethereum. Với vô số mảnh ghép và lợi thế về dòng tiền trong hệ sinh thái, rất nhiều dự án đều muốn xây dựng trên Ethereum nhằm thừa hưởng được những điểm mạnh của hệ sinh thái này. Đối với một dự án đã phát triển, không khó để chúng ta có thể đánh giá được về Network Affect. Tuy nhiên, với một dự án mới, chúng ta sẽ cần đánh giá một cách kỹ lưỡng hơn về những mảnh ghép của nó, khả năng mở rộng, cũng như kết nối của chúng để có phán đoán chuẩn nhất về Network Affect.

Về mặt cộng đồng, tất nhiên một đồng coin có được niềm tin từ cộng đồng sẽ có nhu cầu sử dụng lớn, giá trị sử dụng cao, dẫn đến tính thanh khoản và vô số những giá trị khác cho đồng coin.

Cách sàng lọc những đồng coin tiềm năng

Với những phân tích phía trên, anh em đã nắm được tổng quan về việc đánh giá tiềm năng một đồng coin. Tại phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem làm thế nào để đánh giá được chi tiết từng khía cạnh một, và “chấm điểm” các dự án một cách rõ ràng nhất. 

Để anh em có mindset về cách đánh giá tính tiềm năng của đồng coin ngay từ đầu, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách tính điểm và phân loại cho nó trước. Dưới đây, chúng ta sẽ có 7 khía cạnh chính để đánh giá được mức độ tiềm năng của một đồng coin. Tuy nhiên, nếu anh em chỉ đưa ra những đánh giá mơ hồ, anh em sẽ khó có thể kết luận được về tính tiềm năng của nó. 

Thay vì vậy, chúng ta có thể quy ước mỗi khía cạnh có thang điểm là 10. Nếu một nhánh có chứa nhiều yếu tố nhỏ, chúng ta sẽ chia đều điểm cho mỗi yếu tố nhỏ (mình sẽ ví dụ chi tiết về cách chia điểm cho từng yếu tố phía dưới). Tổng kết lại, chúng ta sẽ có điểm tối đa cho một đồng coin là 70 điểm. Dựa vào đó, anh em có thể đưa ra đánh giá như sau:

  • Khoảng 35 điểm: Đây là một đồng coin chưa tiềm năng, cần theo dõi thêm.
  • 45 đến 55 điểm: đây là đồng coin tiềm năng.
  • 55 đến 70 điểm: đây là đồng coin cực kỳ tiềm năng.

2. Cách tính điểm tiềm năng của đồng coin

Đội ngũ phát triển của dự án.

Đội ngũ phát triển dự án không chỉ là nhân tố chính mà còn đóng vai trò chiến lược đối với mỗi dự án nào. Bởi đơn giản, họ là người tạo ra dự án và phát triển đồng coin, cho nên mọi thứ từ mục đích, hoạch định, chiến lược phát triển hay năng lực của từng người trong dự án đều là yếu tố mà chúng ta cần quan tâm. 

3. Đội ngũ phát triển dự án

– Tư duy & tầm nhìn của người chủ dự án: (4 điểm) Khi đánh giá về bất cứ dự án nào, anh em cũng nên nhìn nhận về người Founder của dự án trước. Bởi họ đóng vai trò chính trong việc tạo ra dự án, công nghệ mà nó sử dụng hay lộ trình phát triển. Nếu họ là dân IT/Coder thì chắc chắn dự án này sẽ mạnh về công nghệ, còn họ là dân kinh doanh (Business man) thì dự án sẽ thiên nhiều về doanh thu và lợi nhuận. Hoặc nếu chuyên về Marketing thì dự án sẽ marketing tốt chứ chưa chắc công nghệ của nó đã ổn.

Vì vậy, việc kiểm tra Profile của họ là gì trước khi phát triển 1 dự án crypto là rất quan trọng, để chúng ta biết được xem tư duy của người này đang ở tầng nào, có phù hợp với khẩu vị của chúng ta? Chứ nếu người chủ dự án xuất thân là dân Sale thì bạn không thể đòi hỏi họ quá nhiều về công nghệ.. vì họ chỉ biết cách tốt nhất để bán 1 sản phẩm cho khách hàng.

– “Developers đã làm dự án nào thành công chưa?” (3 điểm): Đây là một câu hỏi rất quan trọng để đánh giá tiềm năng phát triển của dự án. Kinh nghiệm làm việc và sự thành công trong công việc có ảnh hưởng rất lớn đến mindset và khả năng làm việc của bất cứ ai. Bởi vậy, anh em có thể research xem họ đã từng build dự án nào thành công chưa, có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà dự án này đang hướng tới hay không. 

– Xác thực profile của Dev: (3 điểm) Nắm được tầm quan trọng của Developer, rất nhiều dự án Scam đã lấy Profile của những nhà phát triển nổi tiếng để đưa vào Whitepaper của mình. Để tránh gặp tình trạng này, anh em có thể để ý xem trong White Paper, dự án có dẫn link profile của developers hay không. Nếu có thì có thể tạm tin là uy tín, còn không thì khả năng cao đấy là dự án Scam, dự án rác. 

Để chắc chắn hơn nữa, anh em có thể check profile của họ trên Twitter hoặc các mạng xã hội khác để xác định xem họ có thực sự đang join vào dự án không. Vì nếu có chắc chắn họ cũng sẽ có bài viết PR về nó trên chính kênh social của mình. 

Mục đích và tính khả thi của dự án

4. Tính khả thi của dự án

Để xem xét một đồng coin có nhiều tiềm năng phát triển hay không thì tất nhiên anh em cần để tâm đến mục đích mà nó sinh ra trên đời này. Liệu dự án có được sinh ra với mục đích phát triển không, hay chỉ để gọi vốn từ cộng đồng rồi biến mất? Muốn xác định được tính khả thi của dự án, anh em dựa vào các yếu tố sau:

(Phần này đáng lẽ là 2 yếu tố nhưng mình đã gộp lại để anh em hình dung tốt hơn vấn đề, nên phần này sẽ có thang 20 điểm).

– Reality – Tính thực tế của nó (8 điểm): Anh em có thể bắt gặp rất nhiều dự án có mục đích mang tầm vũ trụ, các whitepaper làm màu hay thậm chí được shill trên các hội nhóm. Tuy nhiên, dự án chỉ có thể thật sự thành công nếu mục tiêu của nó “thực tế”. Ví dụ, bản thân Memecoin là những đồng coin mang tính đầu cơ ngắn hạn, nhưng chủ dự án lại đưa ra mục đích của dự án là biến Memecoin trở thành một đồng coin quan trọng trong hệ sinh thái Cryptocurrency, đến mức có thể thay thế Ecosystem của Ethereum. Anh em có thấy mục tiêu này thực tế không? Vì 1 đồng coin được phát triển nghiêm túc ngay từ đầu như Cardano còn rất khó để kill được ETH chứ nói gì đến meme. Tuy nhiên, trên thực tế, các mục tiêu được dự án đưa ra đều rất khéo léo vẽ ra những bức tranh màu hồng nhằm thu hút người dùng, nên anh em sẽ cần nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo được nó có đang giải quyết đúng những vấn đề đang mắc kẹt của thị trường.

– Unique – Tính độc nhất của dự án (2 điểm): Với yếu tố này, anh em cần xét xem giải pháp mà dự án đưa ra đã có ai làm chưa và có ai thành công không? Nếu đây là hướng đi mới, đảm bảo được tính khả thi, thì dự án rất có thể sẽ thu hút được sự quan tâm lớn từ cộng đồng. Nhưng, đây không phải là yếu tố mang tính quyết định sự thành bại của dự án, bởi quan trọng nhất vẫn là việc Team dự án có thể hiện thực hóa được mục tiêu với hướng đi mới này hay không. Do vậy, ngoài việc đánh giá tính Unique, anh em còn cần quan sát xem họ có những cải tiến gì để mục tiêu này có thể hoàn thành sớm nhất.

– Demand – Nhu cầu (4 điểm): Một dự án muốn tồn tại được lâu chắc chắn sẽ cần đảm bảo phục vụ được lượng người dùng lớn, hay nói cách khác, nó phải giải quyết được nhu cầu của họ mỗi ngày. Như vậy, mục tiêu mà dự án đưa ra không chỉ cần có tính thực tế, khả thi, mà còn phải “gãi đúng vào chỗ ngứa” của người dùng. 

– Longterm – Khả năng thích ứng trong dài hạn (4 điểm): Có vài dự án mới sinh ra có thể chúng ta thấy nó rất hay, tăng giá rất ổn nhưng nếu nhìn trong dài hạn thì nó lại có khả năng gặp phải nút thắt không tiến lên được như Solana chẳng hạn, nếu nhìn xa thêm 3 năm nữa chúng ta có thể thấy dung lượng ổ cứng của mạng Sol đang tăng lên quá nhanh, khiến việc lưu trữ của các Node trở nên tốn kém => Nguy cơ giảm node, mạng mất ổn định, tập trung hóa..

Hoặc 1 ví dụ khác với Network của Ethereum, ngày xưa các giao dịch trên Ethereum rất chậm và đắt => nhu cầu sử dụng 1 nền tảng với tốc độ giao dịch nhanh hơn, phí rẻ hơn là vô cùng cần thiết. Đó cũng là thời điểm rất nhiều Layer 2 được tạo ra. Tuy nhiên, khi Ethereum 2.0 (The Merge) thành công, nhu cầu trên không còn quá cấp thiết bởi mạng chính sẽ dần có khả năng giải quyết được các vấn đề đó. Vậy Layer 2 phải làm gì lúc này để giữ chân người dùng. Dẫn tới vấn đề đặt ra là anh em phải ngay lập tức phân tích lại tình hình của toàn bộ project, xem liệu nó có thể sống sót và phát triển tiếp không?

– Blockchain hay Token (2 điểm): Yếu tố cuối cùng mà anh em cần đánh giá là dự án có xây dựng Blockchain riêng không hay chỉ tạo Token. Đối với những dự án tạo Token, họ chỉ đơn thuần dùng nó cho một sàn Dex, Lending hay GameFi,.. thì mức tăng trưởng và thành công của nó chắc chắn sẽ kém hơn khi so sánh với các Blockchain Layer1, vì việc phát triển 1 Blockchain cơ sở tốn rất nhiều nguồn lực và thời gian.

Quá trình mở bán coin

5. Các vòng mở bán coin

Quá trình mở bán coin ở các vòng Seed Sale, Private Sale, Public Sale của dự án diễn ra thế nào, có thuận lợi không?

Seed Sale: hướng đến các quỹ đầu tư chấp nhận rủi ro bởi thông thường tại thời điểm này dự án chỉ mới hình thành trên giấy, chứ chưa triển khai gì cả.

Private Sale: thì đỡ rủi ro hơn, do có 1 số quỹ đã vào ở vòng Seed rồi nhưng thường chỉ mở bán cho các đối tác chiến lược của dự án.

Public Sale: bán ra cộng đồng, số lượng sẽ thường ít do sợ mọi người bán tháo khiến dự án khó phát triển.

Kiểm tra quá trình mở bán của dự án, giúp chúng ta biết dự án đó, có qua được vòng thẩm định của các quỹ và họ rót cho nó bao nhiêu tiền ở các vòng. Điều này rất quan trọng, vì các quỹ chỉ đầu tư khi họ nhìn thấy lợi nhuận từ dự án. Nhờ vậy các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng yên tâm hơn khi đầu tư. 

Đôi khi cũng có ngoại lệ là các quỹ muốn shill cho dự án đó luôn (nhưng trường hợp này chúng ta sẽ bàn thêm bên dưới).

Chúng ta tạm chia quỹ thành 3 loại: Lớn, trung bình và nhỏ

Vậy quỹ như thế nào mới được xem là lớn?

Quỹ quản lý vốn trên 10 tỷ đô sẽ được xem là lớn, 1-10 tỷ là trung bình và dưới 1 tỷ là nhỏ.

Nên nếu anh em thấy có nhiều quỹ lớn tham gia vào quá trình mua coin, anh em có thể đánh giá cao về dự án. Ngược lại, khi chỉ có các quỹ nhỏ và trung bình thì trừ bớt điểm lại và xem xét thêm các yếu tố bên dưới để phân tích thêm. 

Lưu ý: khi 1 dự án không tiến hành Seed và Private mà chỉ muốn bán toàn bộ coin ở vòng Public, thì 99% là Scam. 

Không có lý do gì mà anh lại muốn bán hết coin cho cộng đồng cả.. trừ phi anh muốn ôm tiền bỏ chạy.

Giờ chúng ta sẽ xét đến việc các quỹ đó muốn shill cho dự án thì sao?

Thì lúc này bạn chỉ việc tra lại lịch sử đầu tư của các quỹ, xem đã có trường hợp như vậy chưa? Thật ra cho dù là có rồi thì cũng không phải là dự án ấy không tiềm năng, mà chẳng qua là chúng ta không nên hold lâu, mà nên bán ra ngay khi đạt target lợi nhuận đề ra. Và không nên mua thêm khi thấy giá tăng mạnh để tránh bị fomo.

Còn nếu như các quỹ đầu tư của dự án đều không có lịch sử shill, anh em có thể tạm yên tâm để đi sang phân tích các khía cạnh khác.

Ngoài ra, anh em cũng cần để ý sự chênh lệch giữa các đợt mở bán bởi nếu chênh lệch quá lớn, khả năng xả của các quỹ khi được Unlock là rất cao. Và bạn vô tính sẽ trở thành người thanh khoản cho họ.

Tokenomics

6. Tokenomics

Tokenomics hay kinh tế tiền mã hóa là một thuật ngữ chỉ quá trình phân bổ dòng tiền trước, trong và sau khi phát hành coin.

Trong Tokenomics, anh em chú ý những vấn đề chính như sau:

– Sự phân bổ dòng tiền (5 điểm): Điều quan trọng nhất khi anh em xem xét Tokenomics là quan sát xem sự phân bổ dòng tiền giữa các đối tượng khác nhau có đang hợp lý hay không. Cụ thể, mỗi dự án đều sẽ được chia ra làm các miếng bánh dòng tiền nhỏ bao gồm Core Team (Team dự án), Marketing, Staking, Ecosystem, Treasury,.. Trong đó, Team dự án và Advisor chắc chắn sẽ nắm giữ số phần trăm nhất định. Thông thường, Team dự án sẽ nắm khoảng 20%, Team cố vấn nắm giữ khoảng 3 – 5%. Nhìn chung, nếu anh em thấy tổng phần trăm mà dự án nắm giữ là dưới 25% có nghĩa là dự án đang phân bổ dòng tiền hợp lý. Còn nếu tỉ lệ này quá lớn, anh em cần cẩn thận hơn bởi đây có thể là dấu hiệu cho việc đầu cơ in tiền của Team khi phát hành dự án. 

– Chênh lệch giá bán và tiền gọi vốn (3 điểm) Khoản chênh lệch này có thể giúp anh em hiểu thêm về diễn biến phát triển của đồng coin. Nếu các vòng Seed hoặc Private token được bán với giá quá rẻ (Vd: $0.01), nhưng đến khi gọi vốn từ cộng đồng thì giá coin lại tăng lên đáng kể (vd: $0.1) thì khả năng cao cộng đồng sẽ trở thành thanh khoản  cho những quỹ VC (Venture Capital) ở vòng Seed và Private. Hay nói đơn giản là khả năng ăn xả khi unlock là rất cao. Anh em nên chú ý lựa chọn những dự án mà chênh lệch giữa giá bán và tiền gọi vốn ở mức độ vừa phải khoảng 3-5 lần. 

– Thời điểm lock và Vesting token (2 điểm): Một đồng coin có thời gian lock và vesting không hợp lý sẽ khiến nó dễ bị xả “nát bét” ngay từ đầu và khó có đà phát triển trong tương lai. Vì chẳng ai muốn  đầu tư vào 1 đồng coin mà đáy cứ lập đỉnh liên tục. Cho nên phải kiểm tra lộ trình unlock mà đội ngũ thiết kế đã logic chưa, các VC và Core Team được mở khóa khi nào.. vesting trong bao lâu.? Từ đó phân tích được giá ra vào phù hợp ở từng thời điểm. 

Một số thuật ngữ trong Tokenomics

Token Supply (Lượng cung): Tại đây, anh em xem xét Total Supply (tổng cung) của đồng coin xem chúng là tài sản cố định hay là tổng cung không giới hạn. Ngoài ra, anh em có thể cân nhắc các yếu tố về Max Supply (Lượng cung tối đa những đồng coin đang tồn tại) và Circulating Supply (Lượng cung lưu thông)

Market Cap (Tổng vốn hóa thị trường): Đây là khái niệm đã không còn xa lạ với anh em rồi phải không, nó cho chúng ta biết tiềm lực hiện tại của một đồng coin là bao nhiêu.

Token Governance (Cơ chế quản trị token). Anh em sẽ cần xem xét xem chúng được quản lý Decentralized (Phi tập trung), Centralized (Tập trung) hay Centralized to Decentralized (từ tập trung đến phi tập trung). Đặc điểm của những token tập trung là chúng ít nhiều đều sẽ bị chi phối bởi những người có quyền lực và ngược lại các token đảm bảo tính phi tập trung sẽ có sự minh bạch, công bằng hơn đối với cộng đồng

Token Allocation (Phân phối token). Tại đây anh em xem xét tỉ lệ phân phối của Token đối với team dự án, Foundation Reserve (khoản dự trữ của dự án), Liquidity Mining (Phần thưởng cho những nhà đầu tư cung cấp thanh khoản), Airdrop/Retroactive (Lượng coin được dùng để thu hút người dùng ban đầu))

Token Release (Phát hành token). Dựa vào cách phát hành token mà anh em có thể đánh giá được xem đồng coin này có được phân phối dựa trên lịch trình có sẵn hay không, hay nói được phân phối dựa trên nhu cầu sử dụng. Đối với phân phối lịch trình, anh em nên cẩn trọng với những dự án có lịch trình phát hành coin trên 10 năm, bởi ngoài Bitcoin, khó đồng coin nào có đủ sự uy tín và hấp dẫn để người dùng sẵn sàng hold coin đến 10 năm.   

Token Use Case (tính ứng dụng một Token): yếu tố này cho chúng ta biết liệu một token có nhiều tác dụng không hay chỉ được dùng với mục đích đầu cơ. Thông thường những đồng coin có tính ứng dụng cao trong nền tảng sẽ có nhiều giá trị nội tại hơn so với những đồng coin chỉ được sinh ra để đầu cơ.

Để tham khảo kỹ hơn về cách phân tích Tokenomics của một đồng coin cụ thể, anh em có thể tham khảo bài viết:

Tokenomics là gì? Tìm hiểu chi tiết về Tokenomics của 1 dự án chuẩn.

 

Khả năng Marketing của dự án

7. Khả năng Marketing của dự án

Khả năng Marketing của dự án cũng thường là cái Key quyết định sự thành bại của nó. Bởi vì dù bạn có làm ra chiếc bánh ngon cỡ nào, mà không có cách khiến khách hàng ăn thử thì đều vô dụng. Dẫn tới chúng ta phải luôn quan sát kỹ thêm khía cạnh làm Marketing của dự án.

Cụ thể, anh em có thể đánh giá dựa trên những khía cạnh sau:

– Social Media (2 điểm): Để xem xét được cách đăng tải thông tin của dự án, anh em nên ưu tiên xem trước các kênh Social: Twitter, Discord, Telegram và Facebook. Tại đây, anh em check bài viết, nội dung, hình ảnh có được xây dựng một cách chỉn chu, bài bản không. Nếu có, thì cho thấy dự án ít nhất cũng đầu tư về mặt Marketing cho nội dung, có sự truyền thông quyết liệt khi dự án đang hình thành. Tiếp theo, phải check xem lượng người follow dự án là bao nhiêu, kiểm tra thêm mức độ tương tác của bài viết đã đăng tải (like, share, comment) để phân tích số follow đó là cộng đồng thật hay dự án fake để tạo Fomo.

– Airdrop, minigame (2 điểm): Một dự án chú trọng đầu tư Marketing thường sẽ dành ra 1 ngân sách nhất định để tổ chức các minigame hoặc giải thưởng cho người dùng thông qua Airdrop. Tại đây, anh em check xem các chương trình và số lượng giải thưởng có đang ở mức độ phù hợp không. Thông thường, các chương trình này sẽ hướng đến việc đưa ra cho các anh em các câu hỏi khảo sát, anh em sẽ trả lời để nhận quà.

Lưu ý: Một số dự án có thể lợi dụng Airdrop để Scam, gửi cho anh em một lượng token lớn của dự án với nhiệm vụ quá đơn giản. Do vậy, anh em hãy kiểm tra đầy đủ hết các bước trước khi tham gia.

Đọc thêm: 11 Chiêu trò lừa đảo Crypto phổ biến & cách phòng tránh

– AMA – Ask me anything (2 điểm): Đây là chương trình được tổ chức hàng tuần hoặc hàng tháng với mục đích là trả lời các câu hỏi của người dùng về dự án. Một dự án thực sự tiềm năng và làm việc nghiêm túc sẽ rất chú trọng xây dựng những chương trình này, bởi thông qua đó họ có thể giải thích và giới thiệu sâu về giải pháp của mình đến với cộng đồng

– Launchpad (2 điểm): Tại đây, anh em chú ý xem dự án có thực hiện Launchpad trên các sàn lớn như Binance không. Đây cũng là một cách khá hiệu quả mà các dự án thường cân nhắc để tiếp cận được lượng traffic lớn từ những hệ thống uy tín có sẵn. Tuy nhiên, để có mặt trong danh sách Launchpad, các dự án cũng cần đảm bảo những điều kiện, yêu cầu nhất định từ sàn. Do vậy, khi anh em thấy dự án được Launchpad trên các nền tảng lớn, anh em có thể yên tâm phần nào về mức độ uy tín của nó. 

– KOL Booking (2 điểm): Anh em lưu ý rằng những dự án làm việc thực sự nghiêm túc sẽ rất ít khi sử dụng đến hình thức Marketing này (hoặc có nhưng ngân sách cho nó không nhiều). Bởi mục đích của các dự án khi thực hiện chiến dịch Marketing là tiếp cận được với cộng đồng quốc tế bằng những dữ liệu cụ thể. Do vậy, nếu anh em thấy dự án chỉ tập trung mỗi marketing bằng KOL review thì khả năng cao đây là dự án lỏm “lùa gà”.

Tiềm lực của đồng coin khi list sàn

8. Tiềm lực của đồng coin khi list sàn

Đối với một đồng coin trước khi list sàn, chúng ta sẽ cần xem xét nhiều hơn về đội ngũ dự án, Tokenomics của dự án, … Tuy nhiên, khi một đồng coin đã được list sàn, anh em sẽ cần đặc biệt quan tâm đến lực bay của đồng coin đó. Hay nói cách khác là anh em cần quan sát xem giá list sàn và giá ICO có chênh lệch nhiều không, Marketcap đang ở mức vào và Volume thanh khoản ra sao.

Một trong những nguyên tắc “bất biến” trong đầu tư chính là “Không có một đồng coin nào thực sự tốt trừ khi nó tăng giá”. Đây cũng là lý do tại sao những nhà đầu tư có kinh nghiệm thường thích tìm kiếm và xuống tiền đầu tư trước khi đồng coin được list sàn. Thông thường, một đồng coin tiềm năng khi list sàn sẽ tăng giá gấp nhiều lần so với giá của nó tại các vòng gọi vốn vì có lực mua bán mạnh và các MM (Market Maker) làm giá.

Như vậy, nếu giá coin khi list sàn lại thấp hơn giá ICO thì chắc chắn đồng coin này đang gặp vấn đề gì đó. Và chúng ta nên tra xét kỹ lại trước khi quyết định đầu tư.. Vì nếu đó là đồng coin được cộng đồng đón nhận mạnh thật (mà họ lại không “săn” được nó ở các vòng ICO) sẽ xuất hiện hành vi của 1 số nhà đầu tư nôn nóng và mua nó khi mới được list sàn (một phần là họ cũng hy vọng giá sẽ tiếp tục bay nếu họ mua được sớm). Điều này vô tình đẩy giá đồng coin tăng tốt ở những ngày đầu tiên. Nên nếu khi list mà nó giảm mạnh là đang bất thường..

Một trường hợp khác khiến đồng coin tăng giá mạnh là do team dự án và backer. Nếu nhu cầu không đến từ phía cộng đồng một cách “hữu xạ tự nhiên hương”, thì team dự án sẽ tìm cách để tăng giá đồng coin đến mức vô lý khiến kích thích lòng tham và gây fomo cho cộng đồng. Và lâu dần cũng khiến chúng ta tin rằng giá trị đồng coin nằm ở mức đó.

Kết luận, tại khía cạnh này, anh em cần xét xem giá coin khi list sàn có cao hơn giá coin tại các vòng gọi vốn trước đó không. Nếu thấp hơn, khả năng đồng coin này đang bị bán xả hoặc dự án có vấn đề. Nếu cao hơn, thậm chí xx nhiều lần, đây khả năng cao là đồng coin mà chúng ta có thể để mắt và quan sát thêm, nhưng cũng không nên mua vội để tránh fomo đu đỉnh. 

Anh em cũng cần lưu ý một điểm là đồng coin đó có được list trên các sàn giao dịch uy tín như Binance, Coinbase hay FTX không. Bởi một số sàn giao dịch nhỏ, không có tên tuổi cũng có khả năng làm giá, bơm thổi để Shill coin rác.

Một số lưu ý

Dựa vào những khía cạnh, những phương diện phía trên, anh em đã nắm được cách để phán đoán và đánh giá cụ thể được sự tiềm năng của một đồng coin. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những hướng dẫn cơ bản để anh em có được hướng đi tốt trong việc chọn coin ngon. Trên thực tế, thị trường có rất nhiều diễn biến phức tạp, dự án có thể fake, giá coin có thể bị ảnh hưởng bởi kinh tế. Cho nên, khi xác định được một đồng coin tiềm năng anh em không nên thực hiện all-in tài sản và chờ nó tăng giá.

Thay vì thế, anh em có thể theo dõi các dữ liệu một cách rõ ràng hơn với dữ liệu On-chain của CryptoQuant, đồng thời có cho mình một chiến lược đầu tư dài hạn và phân bổ vốn tốt để tối ưu lợi nhuận ở mức tốt nhất.

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn anh em đã nắm được cách để xác định 7 tiêu chí “bất biến” để chọn coin ngon cũng như cách phân tích từng trường hợp cụ thể. Thông qua đó, hy vọng anh em đã nắm được những hướng đi cơ bản để có được phương pháp đầu tư tốt nhất. Chúc anh em thành công!

 

Bài viết cùng chủ đề

9+ Cách phân bổ vốn trong Crypto – Trời Xuân ta Xuân, trời Hạ ta Hạ

Crypto Quant là gì? So sánh tính năng CryptoQuant và Glassnode

Cách chơi Bitcoin lãi 1000% – Đầu tư theo chiến lược của CZ

Comments (No)
Leave a Reply